Bài 14

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM


1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
1.1.Văn hóa Đông Sơn (TNK 1 BC-Thế kỉ I):

-Công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, nông nghiệp trồng lúa nước,săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm.

-Sự phân hóa xã hội : kẻ giàu, người nghèo.

-Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang –Âu Lạc.
1.2.Tổ chức nhà nước:

-Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục.

-Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước có 15 bộ, các xóm làng do Bồ chính cai quản.

-Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc, kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa.
Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương
1.3.Đời sống xã hội:

-Xã hội: vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.

-Lương thực: thóc gạo, khoai sắn, cá, thịt, rau, củ.

-Tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, trang sức, nữ mặc áo váy, nam đóng khố.

-Tín ngưỡng: thờ hiện tượng tự nhiên, tục phồn thực, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc .

-Tục lệ: cưới xin, ma chay, lễ hội…

Mộ chôn người chết hình thuyền


2.Quốc gia cổ Cham pa

-Lãnh thổ: Nam Trung Bộ.

-Nhà Hán đặt quận Nhật Nam .

-Cuối thế kỷ II, Khu Liên thành lập nước Lâm Ấp.

-Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh đến Bình Thuận và đổi tên nước là Cham pa .

-Kinh tế: Trồng lúa, (đồ sắt, trâu bò), dệt, đồ trang sức, đóng gạch và xây dựng.

-Chính trị: Quân chủ, vua nắm mọi quyền hành, giúp việc có tể tướng và các đại thần.
-Văn hóa:

+Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.

+Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.

+Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.

-Xã hội: quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

=> Thế Kỷ X-XV phát triển, sau đó suy thoái.
3. Quốc gia cổ Phù Nam
Vương
Quôc
Phù
Nam
-Trên cơ sở văn hóa Óc Eo, vương quốc Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I.

-Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á ở các thế kỷ III-V.

-Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công , đánh cá và buôn bán.

-Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hin đu.

-Nghệ thuật: ca, múa, nhạc.

-Xã hội: quý tộc, bình dân và nô lệ.

=> Cuối thế kỷ VI bị Chân Lạp thôn tính.
nguon VI OLET