Bài 14: Xã hội phong kiến Tây Âu
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển thịnh đạt của xã hội phong kiến Tây Âu mà biểu tượng là những pháo đài kiên cố.Song nó vẫn không thể cản phá nổi làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nông nô, đánh dấu sự sụp đổ của các pháo đài.
Tây Âu
Vị trí lãnh thổ
1.Tổ chức kinh tế của lãnh địa
Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng và được quyền thừa kế. Lãnh địa bao gồm khu vực đất đai khá rộng, trong đó có đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, ao hồ... Trong lãnh địa có những lâu đài của quý tộc, nhà thờ, thôn xóm của nông nô
Ruộng đất trồng trọt được chia thành mảnh nhỏ giao cho nông nô cầy cấy và thu tô. Nông nô ngoài việc sản xuất lương thực còn phải dệt vải, làm giày dép, đóng đồ đạc và rèn vũ khí cho lãnh chúa.
Vì thế mà mua bán với bên ngoài bị hạn chế trừ một số mặt hàng như muối, sắt... và xa xỉ phẩm như tơ lụa đồ trang sức...
Hình ảnh một lãnh chúa
-> Lãnh địa thuộc chủ quyền của một lãnh chúa, là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị xử phạt hết sức tàn bạo.
Vợ chồng lãnh chúa
Cảnh cày cấy của nông nô trong lãnh địa
Nông nghiệp:
-Trong thời gian đầu thời sơ kì . trung đại, công cụ lao động của nông nô rất thô kệch và do tự làm lấy. Cày bằng cày gỗ, rồi dùng vồ để đập vụn đất. Khi gặt về, họ đập lúa bằng néo gỗ hoặc cho gia súc giẫm lên.
-> Thu hoạch thấp, chỉ được 2 đến 3 lần số thóc giống
- Từ thế kỉ IX trở đi, sản xuất được cải thiện hơn nhờ dùng những chiếc cày to nặng, có bánh xe do bò ngựa kéo, biết dùng bừa gỗ có răng sắc. Áp dụng luân canh, bón phân cải tạo đất. Ngoài 2 vụ chính còn trồng thêm cây ăn quả và hoa màu.
->Thu hoạch ngày càng cao đạt đến 5 lần số thóc giống.
Thủ công nghiệp:
Chỉ hoạt động trong các lãnh địa. Mỗi gia đình nông nô đều làm thêm một số việc như: dệt vải, may quần áo, làm công cụ, xây dựng nhà cửa...
Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, mộc, thuộc da, đồ gốm, may mặc...
->Thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp.
=> Nền kinh tế lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Việc trao đổi buôn bán đóng vai trò rất thứ yếu.
2. Đời sống chính trị trong lãnh địa và sinh hoạt của lãnh chúa
Trên nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập thì mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa nắm toàn bộ quyền hành về tư pháp, chính trị, tài chính và quân sự trong lãnh địa của mình. Họ cai trị lãnh địa như một nước nhỏ có cả quân đội, toà án, pháo đài, luật pháp riêng, thuế khoá, tiền tệ, cân đo, đo lường riêng. Pháo đài được xây kiên cố và có kị binh bảo vệ.
Mô hình pháo đài và hệ thống lâu đài của lãnh chúa
Tường
Hào
Nơi ở của lãnh chúa
Hệ thống lãnh địa càng ngày được mở rộng và trở thành một thành quách khá lớn gần như một thành phố nhỏ.
Hệ thống này rất kiên cố, bất khả xâm phạm; tường xây bằng đá hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, luỹ cao che chở
Lãnh địa phong kiến
Kị sĩ bảo vệ với mộc sắt, gươm sắt, giáo dài.
Sau đây là một số hình ảnh thành quách kiên cố cùng những lâu đài nguy nga của lãnh chúa.
Cảnh chiến đấu của đội kị sĩ
Khung cảnh một trường đua ngựa
Tiệc tùng
Khiêu vũ
3. Đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh
chống lãnh chúa phong kiến
Dưới chế độ phong kiến, nông nô là người sản xuất chính trong xã hội nhưng đời sống của họ lại vô cùng cực khổ. Họ bị phụ thuộc thân thể vào lãnh chúa và bị gắn chặt với ruộng đất (khi chuyển nhượng ruộng đất thì kèm luôn cả nông nô). Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa đối với nông nô là địa tô. Họ được nhận 2 mảnh đất : một mảnh tự cày cấy và tự nuôi bản thân còn mảnh kia thì sau khi cày cấy và thu hoạch thì hoa lợi phải đưa cho lãnh chúa.
Lãnh chúa đặt ra nhiều thứ thuế để bóc lột. Họ còn xây dựng một số lò nướng, cối xay bột ... để buộc nông nô sử dụng để thu thuế.
Cảnh nướng bánh
Do những lí do trên, nông nô thường xuyên đấu tranh chống lại lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau như: đốt cháy kho tàng của lãnh chúa rồi bỏ trốn vào rừng và quyết liệt hơn là khởi nghĩa vũ trang, điển hình như: KN Giắc-cơ-ri ở Pháp (1358) và Oát Tay-lơ ở Anh(1381). Nhưng tất cả các cuộc bạo động đều bị các lãnh chúa dập tắt.
Nông nô làm quanh năm mà không đủ ăn họ còn phải chịu đói rét, đòn roi của lãnh chúa và sống trong những nơi tối tăm, bẩn thỉu.

Cối xay gió_một loại máy xay bột “công cộng ” nhưng bắt buộc thời đó.
Người thực hiện: TÔN NỮ THUỲ LINH
Lớp: 10C2
Trường: THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng)
nguon VI OLET