Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
NỘI DUNG CHÍNH
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
2. Bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
Rừng
Biển
Sếu đầu đỏ
Khoáng sản
Điện gió Bạc Liêu
Thành phố Songdo, Hàn Quốc
“Thủy cung” Singapore
Vĩnh Long
Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển trên rừng… có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
a/ Ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
a/ Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là gì?
Hậu quả
Làm mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nguồn nước
Đất bị ô nhiễm
Khái thác rừng bừa bãi
Khai thác khoáng sản quá mức
Trái đất nóng lên
Lũ lụt
Hạn hán
b/ Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
Thế nào là bảo vệ môi trường?
Chấp hành tốt pháp luật và các chính sách của Nhà nước về BVMT.
Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng; không vứt rác, xả nước thải bừa bãi.
Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các giống loài động, thực vật; không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi; không dùng chất nổ, điện… để đánh bắt thủy, hải sản; không tham gia vào các hành vi vận chuyển, mua bán động vật quý hiếm.
Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm; tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường; phát hiện và tố cáo những hành vi VPPL về BVMT.
2. Bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.
a/ Sự bùng nổ dân số.
Em có suy nghĩ gì về vấn đề dân số hiện nay?
Bùng nổ dân số là gì?
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
b/ Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.
Nghiêm chỉnh thực hiện Luật HN&GĐ năm 2014 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.
Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người thực hiện luật HNGĐ và Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
a/ Những dịch bệnh hiểm nghèo.
HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.
AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác, cơ thể dễ mắc các bệnh thông thường nhưng cơ thể không có sức chống lại bệnh tật, người bệnh chết vì mắc các bệnh thông thường đó như lở loét da, tiêu chảy, ho.
Bệnh H5N1: là một phân nhóm gây lây nhiễm cao của vi rút cúm gia cầm. Nguyên nhân do chăn nuôi chuồng trại chưa vệ sinh, thức ăn chăn nuôi có những chất độc hại...
Tiêu hủy gia cầm bị bệnh
Dịch bệnh Zika: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố virus Zika là nguyên nhân của hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn. Hiện chưa có vắc-xin bảo vệ đặc hiệu. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Nguyên nhân
Do môi trường sống ô nhiễm.
Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh.
Trình độ khoa học chưa phát triển  dịch bệnh lan truyền nhanh và khó kiểm soát.
Kinh tế kém phát triển  khó đề phòng và ngăn chặn dịch bệnh.
b/ Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
Tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các TNXH, tránh xa các hành vi có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo; tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm và các TNXH khác trong cộng đồng.
Củng cố
Câu 1. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
A. Con người và sinh vật.
B. trật tự, an toàn xã hội.
C. công bằng xã hội.
D. ổn định xã hội.
Câu 2. Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh
A. Trong một thời gian ngắn.
B. Trong một thời gian dài.
C. Thường xuyên, liên tục.
D. Trong mỗi năm.
Câu 3. Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh quan hệ giữa con người với
A. Tự nhiên.
B. xã hội.
C. con người.
D. thời đại.
A
A
A
Câu 4. Tham gia phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ, mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức
A. Của thầy thuốc.
B. Của tất cả mọi người.
C. Của cha mẹ.
D. Của cán bộ công chức.
Câu 5. Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?
A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải.
B. Thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
C. Chôn lấp chất thải tùy ý.
D. Xả nước thải chưa qua sử dụng.
Câu 6. Bùng nổ dân số trở thành nỗi lo của các nước trên thế giới và của cả
A. Cộng đồng quốc tế.
B. Các nước lớn.
C. Các nước kém phát triển.
D. Các nước đang phát triển.
B
B
A
Câu 7. Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là góp phần thực hiện chủ trương nào dưới đây?
A. Xây dựng trường học vững mạnh.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
D. Bảo vệ trật tự trường học.
Câu 8. Sống an toàn, lành mạnh, tánh xa các tệ nạn xã hội là trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?
A. Phòng, chống lây nhiễm trong xã hội.
B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.
C. Phòng ngừa nguy hiểm.
D. Bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Câu 9. Bùng nổ dân số không gây ra hậu quả gì dưới đây?
A. Nạn đói, thất học.
B. Suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường.
C. Làm ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc.
D. Làm suy thoái nền văn hóa quốc dân.
B
B
C
Dặn dò
Về nhà học bài và chuẩn bị bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Thế nào là tự hoàn thiện bản thân
Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
nguon VI OLET