CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!
Giáo viên: Ngô Thị Hường
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
LỚP 6A5
1. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng:
X
X
X
X
X
X
Kiểm tra miệng
2. Vì sao chúng ta phải học tập?
Nếu không đi học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
Chúng ta phải học tập vì: Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
I. Truyện đọc:
II. Bài học:
TÌNH HUỐNG
Bạn Lân đang học lớp 6 bỗng không thấy đi học nữa. Các bạn đến nhà rủ bạn đi học thì thấy mẹ của bạn đang đánh và nguyền rủa bạn. Khi các bạn hỏi lý do thì biết là nhà đang rất thiếu người phụ bán hàng nên bà quyết định cho Lân nghỉ học để phụ giúp gia đình.
Em hãy nhận xét hành vi và việc làm của mẹ Lân?
Nếu là bạn của Lân, em sẽ làm gì để giúp Lân được tiếp tục đi học?
Luật Giáo dục năm 2005
Điều 94. Trách nhiệm của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
4. Vai trò của Nhà nước:
Luật Giáo dục năm 2005
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Nhà nước đã thực hiện chính sách gì trong giáo dục?
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm mục đích để làm gì?
Nhà nước ưu tiên giúp đỡ cho những đối tượng nào?
Những việc làm trên thể hiện tính chất gì của pháp luật nước ta?
=> Thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta.
Kể những việc làm mà Đảng và Nhà nước đã giúp đỡ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn?
Tìm những tấm gương vượt khó trong học tập
Trao học bổng học sinh nghèo vượt khó
Trò chơi tiếp sức
Thời gian 3 phút
5. Bổn phận của học sinh:
Thể lệ: Mỗi đội lần lượt từng bạn sẽ lên bảng tìm 1 biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong học tập của bản thân em hoặc các bạn em. (Trong thời gian 2 phút đội nào tìm được nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng).
Đội 1
Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập của bản thân em hoặc các bạn em.
Đội 2
Tìm những biểu hiện tốt trong học tập của bản thân em hoặc các bạn em.
Những biểu hiện chưa tốt:
Trốn học chơi games;
Chửi thề; Nói tục;
Hút thuốc; Đánh nhau;
Không chuẩn bị bài , học bài và làm bài;
Không đồng phục;
Đùa giỡn trong giờ học;
Gọi điện thoại và nghe điện thoại trong giờ học;
Gian lận trong kiểm tra và thi cử.
...
5. Bổn phận của học sinh:
- Có ý thức trong học tập.
- Khắc phục, sửa chữa những hành vi sai trái.
Bài 1: Theo em, biểu hiện nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau là đúng ?
A. Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì.
B. Chỉ học trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái.
C. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thân thể.
C
Ý C là đúng vì phải cân đối giữa nhiệm vụ học tập với các nhiệm vụ khác và phải có phương pháp học tập đúng đắn.
Bài 2: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học để ở nhà lao động giúp bố và nuôi các em.
Hỏi: Nếu là Nam trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?
Nếu là Nam, em không nên nghỉ học. Em vẫn có thể lao động nhiều hơn để giúp bố và nuôi các em. Để có nhiều thời gian phụ giúp bố, Nam nên khai thác hiệu quả thời gian học trên lớp và tranh thủ thời gian rãnh rỗi để tích cực tự học.
I. Truyện đọc:
II. Bài học:
Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn
nói về học tập
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
Không thầy đố mày làm nên.
Học đi đôi với hành.
Học, học nữa, học mãi. (V.I.Lê-nin)
Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa. (A-PHƠ-RĂNG-XƠ - Nhà văn Pháp)
Tri thức là sức mạnh. (Ph. Bê-cơn)
Trong cách học, phải lấy tự học làm nòng cốt.
(Hồ Chí Minh)
......
III. Bài tập:
2
MỞ Ô CHỮ
1 2 3 4 5
6
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
A
B


Thầy Nguyễn Ngọc Ký
Ông là ai? (người đã bị liệt đôi tay từ bé, tập viết bằng chân và trở thành thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam)
Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện để công dân được
học tập, thể hiện tính chất gì? ( 7 chữ cái)
Đây là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta ? (10 chữ cái)
Chúng ta có thể học tập đến bao nhiêu tuổi? (7 chữ cái)
Đây là khoảng thời gian học sinh được nghỉ học. (6 chữ cái)
Nhà nước ta thực hiện chính sách gì trong giáo dục? (8 chữ cái)
QUYỀN
VÀ
NGHĨA VỤ
HỌC TẬP
* Hoạt động vận dụng:
- Tìm hiểu những tấm gương hiếu học ở trường, ở địa phương.
- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập.
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Học bài 13,14,15 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
24
nguon VI OLET