1. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng:
X
X
X
X
X
X
Kiểm tra miệng
2. Vì sao chúng ta phải học tập?
Nếu không đi học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
Chúng ta phải học tập vì: Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
I. Truyện đọc:
II. Bài học:
TÌNH HUỐNG
Bạn Lân đang học lớp 6 bỗng không thấy đi học nữa. Các bạn đến nhà rủ bạn đi học thì thấy mẹ của bạn đang đánh và nguyền rủa bạn. Khi các bạn hỏi lý do thì biết là nhà đang rất thiếu người phụ bán hàng nên bà quyết định cho Lân nghỉ học để phụ giúp gia đình.
Em hãy nhận xét hành vi và việc làm của mẹ Lân?
Nếu là bạn của Lân, em sẽ làm gì để giúp Lân được tiếp tục đi học?
Được biết, bức ảnh này do giảng viên Nguyễn Đức Tiến (Đại học Thương mại) chia sẻ kèm lời chú thích: “Không phải ai sinh ra đã may mắn nằm trong vùng phủ sóng 4G và wifi. Học online thời Covid-19. Cố lên nhé!”.
Hình ảnh 2 cô nữ sinh cặm cụi ngồi học trong chiếc lều lụp xụp trên đồi vắng khiến dân mạng không khỏi cay mắt. Được biết nữ sinh trong ảnh là Ma Thị Tươi, hiện đang là sinh viên năm 2 khoa Khách sạn - Du lịch của trường Đại học Thương mại và cô bạn hàng xóm.
Chiếc lều này được bố của Tươi dựng cách đây khoảng 1 tháng, cách nhà khoảng 3km, nằm tại đỉnh Lân Luông, một thung lũng có độ dốc cao, vắng người qua lại. Để có thể bắt sóng 4G theo kịp bài vở, mỗi ngày Tươi cùng cô bạn hàng xóm phải vượt núi để đến đây học.
Cũng chính vì thế mà mới đây, chàng trai Lầu Mí Xá - nam sinh năm ba của Học viện hành chính Quốc gia (Hà Nội) đã dựng một lán trại chênh vênh bên sườn núi để bắt sóng 4G, theo kịp quá trình giảng bài của thầy cô trên lớp. Quê của Mí Xá ở bản Sủng Của, xã Sủng Trái, Cao nguyên Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Với địa hình núi cao, cộng với khí hậu mấy ngày nay đang trở nên rét buốt, sóng mạng tại đây chập chờn và gần như rất yếu. 
Trong những ngày ở lại lán để theo kịp tiến độ học hành trên lớp, không ít những người dân hiếu kì đi qua dừng lại hỏi thăm: "Mày dựng lều trông ngô à Mí Xá?". Nam sinh trả lời: "Cháu dựng để học bài". Người qua đường thấy thế chép miệng: "Khổ thế, học thế thì học làm gì!". Đó cũng là điều dễ hiểu bởi bản của nam sinh vẫn còn nghèo đói, người dân hầu như chỉ lo toan đến việc làm sao để no cái bụng thay vì chú ý đến con chữ. 
Nhưng Lầu Mí Xá lại có một suy nghĩ khác. Anh cho rằng phải học thì mới có cơ hội đổi đời. Hoàn cảnh gia đình của nam sinh cũng thuộc diện khó khăn. Mí Xá là con trai út trong gia đình 3 anh em, anh trai Xá qua đời khi Xá học lớp 8, chị gái cũng đã đi lấy chồng, nên cha mẹ Xá mong mỏi con trai sẽ lấy vợ và cùng phụ giúp làm kinh tế. Tuy nhiên, với khao khát cháy bỏng muốn theo đuổi con chữ, thay đổi cuộc đời, nam sinh đầy nghị lực này đã thi đỗ vào Học viện hành chính, trở thành người duy nhất trong bản học Đại học và được miễn học phí theo chế độ của Nhà nước. 
Thời gian học Đại học, nam sinh cũng rất tự lập và làm nhiều công việc để có thêm chí phí cho cuộc sống như: chạy grab hay bốc vác, sơn sửa. Chiếc xe máy là tài sản của Mí Xá được cha mẹ cho, mua từ tiền bán con bò, phục vụ việc xuống Hà Nội học tập của con trai. Lầu Mí Xá chia sẻ về ước mơ trong tương lai, bản thân có thể trở thành cán bộ xã, mang lại ánh sáng trí thức bên ngoài thế giới, sau những vách đá đến với trẻ em trong bản. 
"Ở bản em, mọi người không tha thiết với việc học, nhưng em muốn chứng minh cho mọi người thấy nếu đi học sẽ làm được nhiều điều có ích hơn là làm nương cắt cỏ", nam sinh thổ lộ. 


Luật Giáo dục năm 2005
Điều 94. Trách nhiệm của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
4. Vai trò của Nhà nước:
Luật Giáo dục năm 2005
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Nhà nước đã thực hiện chính sách gì trong giáo dục?
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm mục đích để làm gì?
Nhà nước ưu tiên giúp đỡ cho những đối tượng nào?
Những việc làm trên thể hiện tính chất gì của pháp luật nước ta?
=> Thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta.
Kể những việc làm mà Đảng và Nhà nước đã giúp đỡ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn?
Tìm những tấm gương vượt khó trong học tập
Trao học bổng học sinh nghèo vượt khó
5. Bổn phận của học sinh:

Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập của bản thân em hoặc các bạn em.

Tìm những biểu hiện tốt trong học tập của bản thân em hoặc các bạn em.
Những biểu hiện chưa tốt:
Trốn học chơi games;
Chửi thề; Nói tục;
Hút thuốc; Đánh nhau;
Không chuẩn bị bài , học bài và làm bài;
Không đồng phục;
Đùa giỡn trong giờ học;
Gọi điện thoại và nghe điện thoại trong giờ học;
Gian lận trong kiểm tra và thi cử.
...
5. Bổn phận của học sinh:
- Có ý thức trong học tập.
- Khắc phục, sửa chữa những hành vi sai trái.
Bài 1: Theo em, biểu hiện nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau là đúng ?
A. Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì.
B. Chỉ học trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái.
C. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thân thể.
C
Ý C là đúng vì phải cân đối giữa nhiệm vụ học tập với các nhiệm vụ khác và phải có phương pháp học tập đúng đắn.
Bài 2: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học để ở nhà lao động giúp bố và nuôi các em.
Hỏi: Nếu là Nam trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?
Nếu là Nam, em không nên nghỉ học. Em vẫn có thể lao động nhiều hơn để giúp bố và nuôi các em. Để có nhiều thời gian phụ giúp bố, Nam nên khai thác hiệu quả thời gian học trên lớp và tranh thủ thời gian rãnh rỗi để tích cực tự học.
I. Truyện đọc:
II. Bài học:
Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn
nói về học tập
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
Không thầy đố mày làm nên.
Học đi đôi với hành.
Học, học nữa, học mãi. (V.I.Lê-nin)
Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa. (A-PHƠ-RĂNG-XƠ - Nhà văn Pháp)
Tri thức là sức mạnh. (Ph. Bê-cơn)
Trong cách học, phải lấy tự học làm nòng cốt.
(Hồ Chí Minh)
......
III. Bài tập:
III. Bài tập
Bài tập : Kể tên các hình thức học tập mà em biết?

Tivi, báo, đài
Học trên Internet, học qua sách vở
Học theo lớp bổ túc
Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
...
Học qua sách báo
Lớp học bổ túc ở TTGDTX
Học ở lớp
Học qua Internet
Tự học


Thầy Nguyễn Ngọc Ký
Ông là ai? (người đã bị liệt đôi tay từ bé, tập viết bằng chân và trở thành thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam)
Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện để công dân được
học tập, thể hiện tính chất gì? ( 7 chữ cái)
Đây là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta ? (10 chữ cái)
Chúng ta có thể học tập đến bao nhiêu tuổi? (7 chữ cái)
Đây là khoảng thời gian học sinh được nghỉ học. (6 chữ cái)
Nhà nước ta thực hiện chính sách gì trong giáo dục? (8 chữ cái)
Bài tập. Theo em, những biểu hiện trong việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau là đúng
hay sai? Vì sao?
A.Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì hết=>
B. Chỉ học trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái=>
C. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thân thể =>
SAI
SAI
ĐÚNG
QUYỀN
VÀ
NGHĨA VỤ
HỌC TẬP
Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là "cậu bé Google" nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm.
Mẹ Phan Đăng Nhật Minh cho biết "cậu bé Google" nhận biết các con số khi chỉ mới 6 tháng tuổi, đọc chuẩn chữ trên tivi và truyện cổ tích lúc 18 tháng tuổi, giải toán nhanh từ tuổi mầm non. Đó chính là lý do Minh tận dụng tốt 60 giây ở phần thi khởi động, trả lời chính xác ngay khi MC chưa đọc xong câu hỏi. Dù thể hiện xuất sắc trong các phần thi, Phan Đăng Nhật Minh vẫn tiếc nuối vì chưa thể lập kỷ lục mới cho chương trình.
 "Cậu bé Google" san bằng kỷ lục 16 năm của "Đường lên đỉnh Olympia" 
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà xập xệ rộng chưa tới 20 m2 vốn là chuồng heo, kho chứa củi. Nguồn sống của gia đình là thu nhập bấp bênh từ nghề thiết kế biển quảng cáo của bố, nghề lao công vất vả sớm hôm của mẹ. Liên từng học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm, có kinh nghiệm dạy thêm tiếng Anh ở các mái ấm tình thương từ ngày cấp ba và các trung tâm ngoại ngữ.
Sau khi đỗ ngành khoa học của một trường đại học ở TP HCM, Liên bảo lưu một hoc kỳ để theo đuổi học bổng du học. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard. Hiện Liên học tập tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới này. 
Con gái người lao công Sài Gòn vào Harvard
Cô gái khiếm thị Việt Nam là sinh viên ưu tú ở Mỹ
Trang Ha, cô gái đến từ Bình Dương, Việt Nam, bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas - Fort Smith (Mỹ) như một tấm gương vượt khó học giỏi với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa). Cô sinh viên năm hai đã vượt qua cú sốc ngoại ngữ, dành hơn một tháng học thuộc đường tới trường, đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học.
Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường. Mỗi khi bắt đầu học kỳ mới, Trang lại mất thêm nhiều thời gian học thuộc đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Kết quả học tập sau năm đầu tiên ở đại học là chứng minh nghị lực của cô gái Việt Nam nhỏ bé sống trên đất Mỹ.
 Kẻ sát nhân hoàn lương trở thành thủ khoa đại học Mỹ
Renald Moore, 42 tuổi có quá khứ đen tối với việc tàng trữ ma túy từ năm 14 tuổi, bắn chết một người đàn ông khi phi vụ buôn bán ma túy không thành năm 18 tuổi và dành hết thời gian tuổi trẻ trong ngục tù. 20 năm thi hành án, Moore tìm cách đối diện với "con quỷ" trong người mình, không ngừng cầu Chúa giúp anh làm lại cuộc đời. 
Moore lấy bằng giáo dục đại cương ở trong tù từ năm 2000. Anh ra tù năm 2013 nhưng bất đồng với bố dượng nên sớm thành kẻ vô gia cư, từng sống vạ vật ở gầm cầu, không thể tìm được việc. Mẹ chính là người khích lệ anh vào đại học ở tuổi 39. Tại Đại học Texas Southern, Moore từng bước làm quen với công nghệ, tìm được đam mê trong diễn xuất và tích cực học tập. Cuối năm nay, Moore trở thành thủ khoa, tốt nghiệp với số điểm trung bình 3,9. 
* Hoạt động vận dụng:
- Tìm hiểu những tấm gương hiếu học ở trường, ở địa phương.
- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập.
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Học bài 13,14,15 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
24
nguon VI OLET