Ôn tập một số quyền của trẻ em,
bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em
1. Một số quyền cơ bản của trẻ em
4 quyền cơ bản
Quyền sống còn
Quyền bảo vệ
Quyền phát triển
Quyền tham gia
Quyền sống còn
Là quyền được sống.
Được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản để tồn tại
Là quyền mà không ai có thể tước đoạt kể cả người sinh ra
Được nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Quyền được bảo vệ
Là quyền nhằm bảo vê trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử ( bị bỏ
Rơi, phân biệt đối xử…)
Quyền được khai sinh có quốc tịch
Quyền được bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm
Quyền được phát triển
Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển
Được học tập,được vui chơi giải trí,được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Quyền được tham gia
Là quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em
bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình về một vấn đề nào đó
* Ý nghĩa về quyền của trẻ em 
Là điều kiện cần thiết để giúp cho trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, cảm thông.
Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi làm nhục bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.

* Trách nhiệm của học sinh 
Mỗi trẻ em cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.
Em hãy nêu những bổn phận và nghĩa vụ của bản thân mình về quyền của trẻ em?
( Đối với gia đình, bạn bè, nhà trường, đất nước…)
Nghĩa vụ và bổn phận của trẻ em:
-       Bổn phận đối với gia đình: Trẻ em phải có các bổn phận như kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Quan tâm yêu thương các thành viên trong gia đình, biết phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình.
-        Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường: Trẻ em phải có bổn phận tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường. Tuân thủ nội quy của nhà trường rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
-        Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội: Trẻ em có bổn phận phải tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Quan tâm, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình. -        Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước: Trẻ em có bổn phận yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương.
-        Bổn phận của trẻ em đối với bản thân: Trẻ em phải có trách nhiệm đối với bản thân, không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh rèn luyện thân thể.
Hãy cho biết những việc làm bảo vệ quyền của trẻ em và những việc làm vi phạm quyền trẻ em?
a.Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
b. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
c. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
d. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
e. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
f. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
g. Đánh đập trẻ em
h.Tổ chức trại hè cho trẻ em.
i .Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
* Những việc làm bảo vệ quyền của trẻ em: a,d,f,h
* Những việc làm vi phạm quyền trẻ em: b,c,e,g,i
Bài tập tình huống:
Lên học ở trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?
Trả lời:
Theo em, trong trường hợp này là Lan sai bởi vì: Mẹ không nói là mẹ sẽ không mua cho Lan mà mẹ nói khi nào mẹ dành đủ tiền mẹ sẽ mua cho Lan. Điều này, chứng tỏ nhà Lan còn gặp khó khăn, không có điều kiện như các bạn khác. Do đó Lan phải biết cảm thông và hiểu cho mẹ, mặc dù mẹ cũng rất muốn mua cho Lan để băng bạn bằng bè.
Nếu em là Lan, em sẽ nói với mẹ rằng: Thôi nhà mình còn khó khăn, mẹ để tiền lo cho gia đình, con đi bộ cùng mấy bạn nữa cũng được mẹ ạ, trường cũng gần nhà mình mà.
nguon VI OLET