Chào mừng các thầy, cô tới dự giờ học




Môn: Giáo dục công dân 6
1
2
3
4
TỪ KHÓA
Ô CHỮ BÍ MẬT
Người dân của một nước là…?
Đây là tên của một loài hoa, được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa?
Đây là tên một nhóm quyền trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đáp ứng những quyền cơ bản nhất của trẻ em như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe,…?
Đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân?
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Thảo luận nhóm
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về hành vi của Quang?
Câu hỏi 2: Em hãy dự đoán những điều có thể xảy ra nếu Thái nhìn thấy Quang đang lục lọi đồ đạc trong phòng mình?
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về hành vi của Quang?
- Quang làm vậy là sai. Vì Quang đã tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được chủ nhà cho phép.
Câu hỏi 2: Em hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu Thái nhìn thấy Quang đang lục lọi đồ đạc trong phòng mình?
- Thái có thể sẽ không phản ứng gì hoặc sẽ tức giận, buồn, khó chịu khi bị người khác lục lọi chỗ ở của mình, không thích Quang sang nhà mình nữa.
Không vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý
a. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
Bất khả xâm phạm là gì?
Điều 22. Hiến pháp năm 2013
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, có nghĩa là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Tình huống: Cơ quan công an nghi ngờ nhà ông B có cất giấu ma túy trái phép nên đã đến nhà ông B, đọc lệnh khám nhà và khám xét nhà của ông B mà không cần sự đồng ý của ông B. Theo em, trong tình huống này, cơ quan công an làm đúng hay sai? Vì sao?
- Cơ quan công an làm đúng vì họ có lệnh khám nhà theo quy định của pháp luật.
*Trường hợp được pháp luật cho phép khám nhà:
- Công an bắt người phạm tội đang trốn trong nhà.
- Công an thu thập chứng cứ, tang vật của tội phạm.
* Khi khám nhà, người khám phải tuân thủ theo trình tự sau:
- Có lệnh khám của người có thẩm quyền.
- Đọc lệnh khám, có đại diện UBND xã, phường, hàng xóm làm chứng.
- Phải lập biên bản ghi rõ tình hình khám nhà, các tài liệu, tang vật tạm giữ.
Được chủ nhà mời đến chơi
Đến chơi khi có chủ ở nhà
Khám xét nhà theo quy định của pháp luật
Thảo luận nhóm
– Xử phạt hành chính
Hành vi xâm phạm chỗ ở người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm h khoản 4 điều 13, điểm e khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ với mức phạt 2-10 triệu đồng.
- Xử phạt hình sự
*Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm trong những trường hợp:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
*Phạt tù từ 1 đến 5 năm trong những trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
+ Phạm tội 2 lần trở lên;
+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Biết tôn trọng chỗ ở của người khác
Biết cảnh giác, tự bảo vệ chỗ ở của mình
Tố cáo người làm trái pháp luật
Tôn trọng chỗ ở của người khác.
Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
Tố cáo người làm trái pháp luật.
QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
Nội dung cơ bản
Trách nhiệm của công dân
Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở hợp pháp của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Tôn trọng chỗ ở của người khác.
Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
Tố cáo người làm trái pháp luật.
Dặn dò:
- HS học nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài 18. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Trong quá trình trả lời, học sinh được sử dụng 2 quyền trợ giúp trong bất kì thời điểm nào:
Quyền hỏi ý kiến Tổ tư vấn (1 người bạn trong lớp).
Quyền trợ giúp 50/50 (giáo viên chỉ ra 2 phương án sai).
Câu 1: Cơ quan nào thực hiện việc khám xét chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật?
C. Công an.
B. Tòa án.
A. Trưởng thôn.
D. Hàng xóm.
Câu 2: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt hình thức nào?
D. Cả A,B,C.
B. Cải tạo không giam giữ.
A. Phạt cảnh cáo.
C. Phạt tù.
Câu 3: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, Hiến pháp năm nào?
D. Điều 22, Hiến pháp 2013.
B. Điều 20, Hiến pháp 2011.
A. Điều 19, Hiến pháp 2011.
C. Điều 21, Hiến pháp 2013.
Câu 4: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt hình thức nào?
B. Từ 3 tháng đến 1 năm.
C. Từ 5 tháng đến 2 năm.
A. Từ 2 tháng đến 1 năm.
D. Từ 7 tháng đến 2 năm.
Câu 5: Hành vi nào sau đây KHÔNG vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
B. Bắt đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại đó.
C. Tự ý lục lọi đồ đạc trong nhà người khác.
A. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.
D. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.
nguon VI OLET