BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. CHU KÌ TẾ BÀO
1. Khái niệm: là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào (tính từ lúc tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia để tạo thành 2 tế bào con).
2. Đặc điểm:
S
(Tổng hợp ADN )
Nguyên phân
(Pha M)
Chia nhân
Chia tế bào chất
G1
G2
Kì trung gian
I. CHU KÌ TẾ BÀO
3. Kì trung gian
Bao gồm: G1, S, G2.
Thời gian của kì trung gian đặc biệt tùy thuộc vào G1 vì các loại TB khác nhau có thời gian G1 rất khác nhau.
Pha G1
Thời gian G1 phụ thuộc vào chức năng sinh lí của TB.
VD: TB phôi G1 = 30phút – 1h; TB gan G1 = 1 năm; TBTK G1 có thể kéo dài suốt đời sống cá thể.
là pha sinh trưởng của tế bào, trong pha này tổng hợp ARN và prôtêin.
b. Pha S
là pha nhân đôi ADN và NST. Một NST đơn nhân đôi tạo thành 1 NST kép gồm 2 crômatit (2 nhiễm sắc tử chị em) dính nhau ở tâm động.
c. Pha G2
trong pha này, TB tiếp tục tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân bào (ví dụ như tổng hợp prôtêin tubulin tạo thành vi ống để hình thành thoi phân bào).
4. Điều khiển chu kì tế bào
Chu kì TB được điều khiển một cách rất chặt chẽ nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
Các TB trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong TB.
Điều gì xảy ra khi các tế bào thoát khỏi cơ chế điều chỉnh chu kì TB và phân chia liên tục?
Như vậy, kết thúc kì trung gian hàm lượng ADN trong nhân tăng lên gấp đôi và NST ở trạng thái kép. Tế bào đã tổng hợp đầy đủ các thành phần để chuẩn bị cho quá trình nguyên phân.

1. Khái niệm
II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Nguyên phân là hình thức phân chia TB phổ biến ở sinh vật nhân thực.
thấy ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.  
Gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia TBC.


a. Phân chia nhân
- là quá trình phân chia VCDT trong trong nhân tế bào. Trong quá trình này hình thái của NST  bị biến đổi theo từng giai đoạn. Dựa vào tính chất và sự biến đổi hình thái của NST trong tế bào người ta chia giai đoạn này thành các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

NST kép
Thoi sớm
Tâm động
Kì đầu
2n = 4 kép
a. Phân chia nhân
Thoi
Mặt phẳng xích đạo
Kì giữa
2n = 4 kép
a. Phân chia nhân
Các NST đơn
Kì sau
4n = 8
a. Phân chia nhân
Màng nhân đang hình thành
Nhân con đang hình thành
Rãnh phân cắt
Kì cuối
2n = 4
2n = 4
a. Phân chia nhân
TB động vật
TB thực vật
Sự khác nhau trong phân chia tế bào chất
ở TBĐV và TBTV
b. Phân chia tế bào chất
b. Phân chia tế bào chất: bắt đầu diễn ở kì cuối của quá trình phân bào. 
- Ở tế bào động vật: thắt màng TB ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
- Ở tế bào thực vật : Vì tế bào thực vật có thành xenlulozơ tương đối cứng nên không thể tạo các rãnh phân cắt mà hình thành vách ngăn ở giữa sau đó vách ngăn này phát triển đến khi hai mép thành gặp nhau.


III. Ý NGHĨA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
- Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: NP là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua NP tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống mẹ.
III. Ý NGHĨA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Đối với sinh vật nhân thực đa bào
Làm tăng số lượng tế bào  cơ thể sinh trưởng và phát triển
Tái sinh mô, cơ quan bị tổn thương
Là cơ sở của hình thức sinh sản sinh dưỡng ở một số loài thực vật
1. Vì sao nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ?
ở pha S của kì trung gian, mỗi NST được nhân đôi thành 1 NST kép chứa 2 phân tử ADN giống nhau.
ở kì sau của NP, có sự phân li đồng đều của các NST đơn về hai cực của tế bào  ở mỗi cực của tế bào chứa số lượng NST đơn bằng nhau.
2. Tại sao NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
Giúp NST thu gọn cấu trúc không gian thuận lợi cho quá trình phân li về hai cực của tế bào.
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
NST nhân đôi nhưng không phân li được hình thành nên tế bào tứ bội 4n.
nguon VI OLET