CHƯƠNG IV. PHÂN BÀO


BÀI 18. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ
QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1. CHU KÌ TẾ BÀO
2. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
3. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
NỘI DUNG BÀI 18
CHU KÌ TẾ BÀO
(CHU KÌ PHÂN BÀO)
Chu kỳ phân bào (nguyên phân) gồm 4 pha chính:
- Pha G1: ADN duỗi xoắn chuẩn bị cho sao chép.
- Pha S: Xảy ra quá trình tổng hợp ADN (nhân đôi ADN) .
Pha G2: Chuẩn bị cho phân bào.
(Pha G1, pha S và pha G2 thuộc kỳ Trung gian)
Pha M (Phân chia): Gồm 2 bước là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
(Pha M thuộc quá trình Nguyên phân)
Chu kỳ tế bào: là khoảng thời gian giữa
2 lần phân bào liên tiếp;
Thời gian và tốc độ phân chia tế bào
ở các bộ phận khác nhau trên 1 cơ thể,
ở các loài, ... là khác nhau.
Các thành phần cơ bản tham gia vào quá trình nguyên phân:
(2) Màng nhân
(3) Thoi vô sắc
(4) Nhiễm sắc thể
(5) Tâm động
(6) Trung thể
(1) Màng tế bào
2. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
2.1. Quá trình phân chia nhân (nguyên phân)
Gồm có 4 giai đoạn:
+ Kỳ đầu (Prophase): Trung thể chuyển về 2 cực của nhân, các NST co lại thành sợi và nối với nhau ở tâm động, sợi vô sắc đI từ tâm động tới trung thể.
+ Kỳ giữa (Metaphase): NST co xoắn cực đại, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, NST hướng về các cực của tế bào. Kỳ giữa chấm dứt khi các tâm động của mỗi cặp chromatid chị em tách ra
+ Kỳ sau (Anaphase): 2NST đơn tách nhau, mỗi cái chuyển động về một cực, các sợi vô sắc co ngắn lại và kéo NST về 2 cực. Sự phân chia tế bào chất bắt đầu xảy ra.
+ Kỳ cuối (Telophase): Các NST di động trên sợi thoi vô sắc về 2 cực tế bào, hoàn thành quá trình phân chia vật chất cho tế bào con, các NST bắt đầu giãn ra và mảnh dần.
2. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
2.2. Quá trình phân chia Tế bào chất
Một màng mỏng bằng polysaccharid xuất hiện ở giữa tế bào và tiến về hai phía của màng tế bào, chia đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Hình thành vách ngăn (phiến tế bào - cell plate) ở trung tâm tế bào chất của tế bào mẹ và lan dần từ trong trung tâm ra ngoài thành tế bào.
Vách ngăn này dày dần và chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Sau khi phân chia, một số tế bào con sẽ lớn dần về kích thước và thể tích, đến một giới hạn nào đó chúng lại tiến hành phân chia
3. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.
Ý nghĩa:
Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên, đối với cơ thể đơn bào nguyên phân là hình thức sinh sản.
Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.
 Liên hệ thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô tế bào
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trong quá trình nguyên phân hiện tượng NST co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo xảy ra ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
2. Ở pha S của kì trung gian, NST xảy ra hoạt động nào sau đây?
A. Bắt đầu co xoắn B. Co xoắn cực đại
C. Tự nhân đôi D. Phân ly về hai cực tế bào
3. Trong nguyên phân, sự phân chia tế bào chất xảy ra rõ nhất tại thời điểm nào của tế bào?
A. Sau khi kì sau hoàn tất B. Đầu kì giữa C. Sau kì giữa D. Sau kì cuối
4. Kết quả quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST là:
A. n NST B. 4n C. 2n NST kép D. 2n NST
5. Đây là hình ảnh mô tả kì nào của phân bào?




nguon VI OLET