Chim cánh cụt học bài.
BÀI MỚI
d - Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”
Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “ Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”
( Cái tết của Mèo Con – Nguyễn Đình Thi )
d. Ha ha!, Ái ái!
e - “ Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú thì có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”.
- Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được.
( Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài )
. e. - Ôi thôi
- Chao ôi
Câu 2: Câu nào sau đây không chứa thành phần cảm thán?
a,Có lẽ văn nghệ rất kị ” tri thức hóa” nữa ( Nguyễn Đình Thi)
b,Ôi những cánh đồng quê chảy máu( Nguyễn Đình Thi)
c,Ô hay buồn vương cây ngô đồng( Bích Khê)
d,Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông( Chế Lan Viên)
Câu a) không chứa thành phần cảm thán.
 
Câu 3:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
( Con cò – Chế Lan Viên )
Dựa vào nội dung hai câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 8 dòng diễn tả cảm xúc của em về tình cảm sâu nặng của người mẹ.
Từ xưa đến nay, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh người mẹ - người đã mang nặng đẻ đau, chịu bao gian lao vất vả để nuôi ta khôn lớn là chúng ta lại nhớ đến một tình cảm bao la, chân thành và ấm áp. Dù chúng ta có ở đâu đi chăng nữa thì đôi mắt mẹ vẫn dõi theo ta, vẫn cùng ta bước đi trên con đường trưởng thành. Đó là tình mẫu tử - tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên cõi đời này. Hồi còn thơ bé, mỗi lần vấp ngã, ta đều cất tiếng gọi mẹ để được mẹ ôm vào lòng và vỗ về, an ủi. Vòng tây của mẹ luôn dang rộng để chào đón chúng ta, nó ôm gọn cả những nỗi đau không thể nào xoa dịu. Cứ nhớ đến người phụ nữ tần tảo và hiền dịu ấy, nước mắt tôi lại trào ra, như một sự cảm thông dành cho người mẹ đã nuôi lớn tôi từng ngày. Chỉ qua hai câu thơ ngắn ngủi, nhà thơ Chế Lan Viên đã gửi đến người đọc một thông điệp giàu cảm xúc: Đừng bao giờ biến mình thành một người con bất hiếu, đừng bao giờ quên ơn nghĩa của người mẹ mà ta luôn kính trọng.
Câu 4:
Viết một đoạn văn khoảng 8 câu với chủ đề tự chọn có sử dụng thành phần cảm thán.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời thức dậy, ban phát ánh nắng xuống trần gian. Mấy chú chim không biết đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Mùa xuân thật tuyệt vời!
.
Phiếu bài tập số 3( Thành phần gọi đáp)
Câu 1: Câu nào sau đây không có thành phần gọi- đáp?
a.Ngày mai em phải đi rồi ư?
b.Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi ( Nguyễn Khoa Điềm)
c.Thưa cô, em xin phép đọc bài ạ!
d. Ngày mai đã là thứ năm rồi.
Câu a., d. không có thành phần gọi- đáp
.
Câu 2: Tìm trong ca dao, thơ văn 3 ví dụ có thành phần gọi đáp
1. Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
( Ca dao)
2. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà văng trời
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
3. Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
( Làng- Kim Lân)
 
Câu 3: Viết đoạn hội thoại có sử dụng thành phần gọi- đáp
Bố: Nam ơi, con rót cho bố cốc nước!
Con: Thưa bố, nước đây ạ!
.
nguon VI OLET