NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ,
CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI GIỜ HỌC LỊCH SỬ
LỚP 7A, TRƯỜNG THCS YÊN BÌNH
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Tứ
Khởi động:

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rủa sạch mùi…
- Câu hỏi: Đoạn trích trên gợi cho em điều gì?
Đoạn trích:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
………………….
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rủa sạch mùi
(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
? Câu hỏi: Đoạn trích sau gợi cho em điều gì?
Tiết 37 - Bài 19
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Lam Sơn là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Đó là vùng đồi núi thấp xen kẽ rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có dân tộc Việt - Mường - Thái sinh sống, có địa thế hiểm trở…
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con Nguyễn Phi Khanh. Cả hai cha con đều đỗ đại khoa và làm quan thời Hồ. Ông học rộng tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. Cha ông bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc, còn ông thì bị giam lỏng ở thành Đông Quan.
Từ thành Đông Quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản “Bình Ngô sách” (Kế sách đánh Ngô).
Nguyễn Trãi trở thành quân sư của Lê Lợi.
“Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai…, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú. 19 người tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như cùng chung một họ…chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắt…Kính xin có lời thề”.
(Lam Sơn thực lục)
Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Tiết 37 - Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Khó khăn:
Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa?
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Tiết 37 - Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn
- Khó khăn:
- Các sự kiện tiêu biểu:
Biện pháp:
Lê Lai cải trang Lê Lợi
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Tiết 37 - Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn
- Khó khăn:
- Các sự kiện tiêu biểu:
Biện pháp:
Lập niên biểu các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 - 1426?
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm
1416
7-2-1418
1423
1424
Quân Minh tấn công. Nghĩa quân rút lên
núi Chí Linh lần 3.
Nghĩa quân tạm hòa với quân Minh.
Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy
nghĩa quân tổ chức Hội thề Lũng Nhai.
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.
Em hãy nối nội dung ở hai cột dưới đây sao cho phù hợp.
BÀI TẬP
1. Ông là ai?
- Ông sinh năm 1385, mất năm 1433.
- Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa).
- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã xây dựng lực lượng, phát động khởi nghĩa chống quân Minh.
LÊ LỢI
2. Ông là ai?
- Ông đã dâng cho Lê Lợi bản Bình Ngô sách.
- Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực.
- Là quân sư của Lê Lợi.
NGUYỄN TRÃI
3. Ông là ai?
- Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu.
- Ông là người dân tộc Mường (Thanh Hoá)
- Ông đã hi sinh cùng toán quân cảm tử để cứu nguy cho Lê Lợi.
LÊ LAI
4. Núi nào?
- Nghĩa quân Lam Sơn đã 3 lần rút lên núi này để tranh sự vây quét của giặc Minh.
- Thuộc Lang Chánh, Thanh Hóa
NÚI CHÍ LINH
VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
Trận Tốt Động, Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
- Vận dụng: Đóng vai Lê Lợi (hoặc Nguyễn Trãi, Lê Lai…) kể những đóng góp tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Đọc SGK, phần III, tìm hiểu: Trận Tốt Động, Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Hoàn thiện niên biểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đọc, sưu tầm văn bản Bình Ngô đại cáo.
Trận Tốt Động, Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
nguon VI OLET