Phần hai:
Lịch sử Việt Nam
(1858 – 1918)
I. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ năm 1858 đến trước năm 1873 )
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX ( trước khi thực dân Pháp xâm lược).
Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược
2. Chiến sự ở Đà Nẵng:
+ Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên ?
Đà nẵng
Cách Huế 100 km về phía Bắc
Nằm trên trục giao thông Bắc Nam
Là nơi thực dân Pháp xây dựng cơ sở giáo dân theo Kitô
Hải cảng Đà Nẵng sâu và rộng
Âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng
Liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng
* Pháp tấn công xâm lược Đà Nẵng
Chiều 31-8-1858 Liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Ngày 1-9-1858 tấn công bán đảo Sơn Trà mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam
* Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam
Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy
Quân dân ta anh dũng chiến đấu, thực hiện kế hoạch
“ vườn không nhà trống”
Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước
* Kết quả: Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng 5 tháng. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu thất bại.
3. Kháng chiến ở Gia Định
? Vì sao Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định
Vì sao Pháp tấn công Gia Định?
Gia Định
Là vựa lúa của Việt Nam. Có vị trí chiến lược quan trọng
Giao thông đường thủy thuận lợi
Cắt đứt đường lương thực tiếp tế của triều đình
Pháp tấn công thành Gia Định
4. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862.
2-1861,Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui, Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường ( 12/4/1861), Biên hòa( 18/12/1861), Vĩnh long ( 23/3/1862)
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu chiến Pháp
(10/12/1861)
Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862)
Nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
Về lãnh thổ: Thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Gia Định, Biên Hòa, Định Tường. Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình khi dân ngừng kháng chiến.
Về thông thương: Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán
Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 280 vạn lạng bạc
Về truyền giáo: Bãi bỏ lệnh cấm đạo, tự do truyền bá đạo Gia Tô

Em có nhận xét gì sau khi đọc xong nội dung của bản Hiệp ước Nhâm Tuất?
- Đây là bản hiệp ước bất bình đẳng, đánh mất mộ chủ quyền độc lập dân tộc, chứng tỏ thái độ hèn nhát, thỏa hiệp của triều đình bước đầu đã đầu hàng bọn thực dân cướp nước, gây bất bình trong nhân dân và các sĩ phu yêu nước.
=> Hậu quả: tạo điều kiện cho thực dân Pháp có cơ hội để thực hiện dã tâm xâm lược toàn bộ nước ta.
5. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862.
Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Định Tường, Biên Hòa
Nhân dân vừa tiếp tục chống Pháp vừa chống phong kiến : Phong trào “ tị địa”( tương đồng với vườn không nhà trống ) diễn ra rất sôi nổi, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định ( đã xây dựng được căn cứ kháng chiến ở Tân Hòa, Tân Phước )
6. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông nam Kì, Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng
Ngày 20 -6-1867, Pháp kéo quân đến trước thành Vĩnh Long ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện.
-Từ ngày 20 đến 24-6 -1867, Pháp đã chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn.
7. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây nam Kì, Triều đình lúng túng, bạc nhược nhanh chóng đầu hàng giặc
Nhân dân miền Tây anh dũng kháng chiến
Tiêu biểu là: khởi nghĩa của Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân….đặc biệt nghĩa quân của Trương Quyền còn phối hợp với nghĩa quân của Pucômbô

Nối nhân vật và sự kiện:
Trương Định
Nguyễn Trị Phương
Nguyễn Trung Trực
Phan Thanh Giản
“ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”
Giao nộp thành Vĩnh Long cho Pháp.
Được phong Bình Tây Đại nguyên soái.
Chỉ huy quân triều đình chống Pháp ở Đà Nẵng.
nguon VI OLET