LỚP 11
1
Tình hình Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)
Vị hoàng đế sáng lập ra triều Nguyễn?
Nguyễn Phúc Ánh
(Nguyễn Thế Tổ, Gia Long Đế)
8/2/1762 – 3/2/1820
Trị vì:
17 năm, 247 ngày
Long tinh ki
Các vị quan triều Nguyễn
LỚP 11
1
Tình hình Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)
○ Bế quan tỏa cảng tức là đóng cửa với nước ngoài, hạn chế những hoạt động mua bán với các quốc gia khác mà chủ yếu là ám chỉ các nước phương Tây.

○ Lí do quan trọng nhất nhà Nguyễn thực hiện chính sách này là do lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây.
Chính sách “Bế quan tỏa cảng” là?
LỚP 11
1
Tình hình Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)
Đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, toàn diện.
LỚP 11
2
Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
Tư bản phương Tây nhòm ngó Việt Nam rất sớm, bằng con đường truyền đạo và buôn bán
Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá đạo Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
Đạo thiên chúa
Năm 1787 Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc-xai.
Giám mục Bá Đa Lộc
Năm 1857 Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam.
Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
LỚP 11
- Ngày 31/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.
- Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại.
- Ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- Quân dân anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.
- Tháng 2/1859 Pháp đánh vào Gia Định, đến ngày 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định
- Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu: chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch.
- Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ.
- Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn  dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
- Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để chặn giặc.
- Nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rộy tháng 7/1860, trong khi triều đình xuất hiện tư tưởng chủ hoà.
- Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nam.
Liên quân Pháp – Tây Ban Nha
- Sau khi kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc, Pháp mở rộng đánh chiếm nước ta. Ngày 23/2/1861 tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
+ Định Tường: 12/4/1861
+ Biên Hoà: 18/12/1860
+ Vĩnh Long: 23/3/1862
- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao triều đình đã ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 cắt hẳn 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và phải chịu nhiều điều khoản nặng nề khác.
- Kháng chiến phát triển mạnh.
- Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng chủ yếu là nông dân “dân ấp, dân lân”.
- Các trận đánh lớn: Quý Sơn (Gò Công), vụ đốt tầu giặc trên sông Nhật Tảo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
- Pháp dừng các cuộc thôn tính để bình định miền Tây.
- Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp
- Nhân dân tiếp tục kháng chiến vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng.
- Khởi nghĩa Trương Định tiếp tục giành thắng lợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Sau Hiệp ước 1862 nghĩa quân xây dựng căn cứ Gò Công, rèn đúc vũ khí, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi.
- Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long
 Phan Thanh Giản nộp thành.
- Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
- Triều đình lúng túng bạc nhược, Phan Thanh Giản – Kinh lược sứ của triều đình đầu hàng.
- Nhân dân miền Tây kháng chiến anh dũng với tinh thần người trước ngã xuống, người sau đứng lên.
- Tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
Nguyễn Trung Trực và trận đánh trên sống Vàm Cỏ
Phái đoàn Phan Thanh Giản trình ủy nhiệm thư để điều trình với Pháp trên tàu Dupetté.
Ngày 28-7-1862 hồi 15 giờ
Một bên là Phan Thanh Giản, Thượng thư bộ Binh, gần 70 tuổi, và Thượng thư bộ Hình, trên 80 tuổi, cả hai đầu tóc bạc trắng
Một bên là Thủy su đô đốc Chamer và Đại tá Palanca
Ủy nhiệm thư bọc giấy kim nhủ, đặt trong một hộp sơn son thấp vàng, lót lụa đỏ

- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
Khởi nghĩa Trương Định và hình ảnh Trương Định nhận phong soái
- Âm mưu: Mở rộng đánh chiếm toàn bộ VN
- Thủ đoạn: lấy cớ giúp triều đình Nguyễn giải quyết “ vụ Đuy-puy ”.
- Hành động: 5/11/1873 đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội.
- 20/11/1873 quân Pháp chiếm thành HN sau 3h
- Từ ngày 23/11 đến 12/12/ 1873 chiếm các tỉnh đồng bằng BK: Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình Nam Định.
- Cuộc chiến đấu của 100 binh sĩ do viên Chưởng cơ tại Ô Quan Chưởng.
- Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm để bảo vệ thành.
- Các sĩ phu yêu nước lập nghĩa hội bí mật chống Pháp.
- Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình Nam Định Pháp cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta.
- 21/12/1873 quân ta giành thắng lợi lớn trong trận phục kích tại Cầu Giấy lần thứ nhất, khiến nhân dâm ta vô cùng phấn khởi, quân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng
- 1874 triều đình Huế lại kí hiệp ước Giáp Tuất năm 1874, Pháp rút khỏi Bắc Kì, nhưng vẫn có quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở VN.
- Nhà Nguyễn tiếp tục lún sâu vào thảo hiệp, gây bất bình lớn trong nhân dân và các sĩ phu yêu nước.
- Phong trào phản đối Hiệp định tiếp tục dâng cao trong cả nước.
Hưng Yên (23/11),
Phủ Lý (26/11),
Hải Dương (3/12),
Ninh Bình (5/12),
Nam Định(12/12/1873).
Bản đồ Bắc kì
Pháp đánh chiếm các tỉnh thành Bắc kỳ lần thứ nhất 1873.
Bản đồ các thành trì tại Hà Nội năm 1873
VỤ “ĐUY-PUY”
GÁC-NI-Ê
Ô QUAN CHƯỞNG
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Tổng đốc
- Pháp chuyển sang ĐQCN yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công ngày càng cấp thiết.
- Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ VN.
- 1882 lại vu khống triều đình Huế vi phạm Hiệp ước GiápTuất 1874.
- 3/4/1882 quân pháp do Đại tá Rivie chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4 Pháp đã chiếm thành Hà Nội sau 3 giờ.
- 3/1883 chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định, Quảng Yên.
- Quyết chiến đánh giặc
- Tổng đốc Hoàng Diệu đã chiến đấu bảo vệ Thành Hà Nội và đã anh dũng hi sinh.
- Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến tiêu biểu: Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Hữu Bản.
- Vòng vây của quân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt.
- 19/5/1883, quân đội thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giành thắng lợi ở trận Cầu Giấy. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt trong đó có cả Tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì Ri-vi-e.
* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
- Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
- Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, thực dân Pháp ngày càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
- 18/8/1883, hạm đội của Pháp do Cuốc-bê chỉ huy tiến vào Thuận An.
- Chiều tối 20/8/1883, toàn bộ cửa Thuận An rơi vào tay giặc.
- Các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành.
- Các quan lại phe chủ chiến đã chỉ huy các các toán nghĩa binh tấn công Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
- Tiêu biểu: Nguyễn Thiện Thuật, Phan Vụ Mẫn, Tạ Hiện, Hoàng Đình Kinh…
- Triều đình Huế vô cùng bối rối, xin đình chiến.
- Ngày 25/8/1883 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
- 6/6/1884 kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
* Hai bản hiệp ước 1883 và 1884 đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến VN, xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước ta.
- Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.
HOÀNG DIỆU
Tổng đốc
CỜ ĐEN
LƯU VĨNH PHÚC
Hắc Kỳ Quân
Đất bảo hộ
Đất triều đình quản lý
Đất thuộc địa
HIỆP ƯỚC HÁC MĂNG
25-8-1883
Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
Mọi vấn đề về kinh tế, quân sự, ngoại giao đều phụ thuộc vào Pháp.
Nam Kì là xứ thuộc địa nay mở rộng đến Bình Thuận.
Bắc Kì là đất bảo hộ
Trung Kì giao cho triều đình quản lí.
Đất bảo hộ
Đất triều đình quản lý
Đất thuộc địa
HIỆP ƯỚC PA –TƠ- NỐT
6-6-1884
Trả các tỉnh Bình Thuận, Thanh- Nghệ- Tĩnh vào xứ Trung Kì
Tăng thêm phần thu nhập một số nguồn thuế cho triều đình Huế
Pháp xâm
lược VN
Pháp hoàn thành
việc XL VN
Mất 3 tỉnh miền
Đông NK
Mất 3 tỉnh miền
Tây NK
VN mất quyền
độc lập
Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung sự kiện theo thứ tự từng mốc thời gian ?
nguon VI OLET