Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
VỀ DỰ GIỜ HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG
LỚP 8/1
Chào mừng quý Thầy cô
Giáo viên: PHẠM HỮU KHOA
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
HS thảo luận nhóm: (3 phút)
Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
a/ Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
b/ Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương.
c/ Gửi đơn kiện Toà án đòi quyền thừa kế.
d/ Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp.
1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Bài tập tình huống: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu của công dân.
Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản nhà nước.
Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng.
Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Trò chơi: “ Vượt lên điểm 10”
Luật chơi: Lớp chia làm 2 đội; trong vòng 1 phút 30 giây, đội nào nêu được 5 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận, thì đội đó đạt điểm 10. Nếu nhiều hơn 5 việc thì đội đó được cộng thêm một phần quà.
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Hiến pháp 1992 - Điều 69:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin….
Theo Hiến pháp 1992 - Điều 69, công dân có những quyền gì?
2/ Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
2/ Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:
+ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật. (Điều 69 - Hiến pháp 1992).
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường, lớp,..);
- Trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí);
- Trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí);
- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri;
- Góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng,…
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Theo em, công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
2/ Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:
Bài tập 2/53sgk:
Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được góp ý, phát biểu không và thực hiện bằng cách nào. Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn.
Các bạn có thể:
Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.
Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo…...
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Một buổi họp của tổ dân phố
Một buổi họp tại Uỷ ban xã.
Học sinh tham gia phát biểu tại một buổi sinh hoạt do trường tổ chức
Bà Phạm Phương Thảo – Đại biểu Quốc Hội tiếp xúc cử tri
Cử tri kiến nghị Đại biểu Hội đồng nhân dân
Đại biểu chất vấn trong kì họp Quốc hội
Nhà nước ta cho phép công dân có quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa gì?
2/ Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:
+ Ý nghĩa:
- Nhằm phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.
- Góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
3/ Trách nhiệm của Nhà nước, công dân - học sinh:
Hậu quả của việc sử dụng quyền tự do ngôn luận trái pháp luật?
Là công dân - học sinh , phải làm gì để thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận?
+ Là công dân – học sinh cần:
- Luôn là người công dân tốt, gương mẫu;
- Ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội;
- Tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tiết 27, Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
2/ Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:
1/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
3/ Trách nhiệm của Nhà nước, công dân - học sinh:
+ Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Luật Báo chí, Điều 10:
Những điều không được thông tin trên báo chí:
Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây:
Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi truỵ, tội ác;
Không được tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Trách nhiệm của Nhà nước
Hiến pháp 1992 – Điều 69
Khái niệm
4. Củng cố
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin….
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Câu 1: Theo em, quyền tự do ngôn luận được thực hiện bằng các việc làm nào?
Phát biểu tại các cuộc họp ở lớp, trường, tổ dân phố;
Viết bài đăng báo;
Làm đơn tố cáo về một vụ việc vi phạm pháp luật trong xã hội;
Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri;
Góp ý vào dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng….
4. CỦNG CỐ
Câu 2: Hiện nay, các hiện tượng tiêu cực trong lớp, trường và ngoài xã hội xảy ra rất nhiều, em có mạnh dạn sử dụng quyền tự do ngôn luận để góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực đó không? Vì sao?
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài;
Làm bài tập 3/ SGK trang 54;
Chuẩn bị bài 20: “ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”:
+ Đọc kĩ phần đặt vấn đề, trả lời câu hỏi phần gợi ý;
+ Hiến pháp do ai ban hành? Nội dung của Hiến pháp 1992?
+ Đọc phần tư liệu tham khảo;
+ Tìm hiểu về Hiến pháp nước ta từ khi ra đời đến nay đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Thời gian và ý nghĩa của từng giai đoạn ban hành?
Trách nhiệm của Nhà nước
Hiến pháp 1992 – Điều 69
Khái niệm
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin….
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
nguon VI OLET