chương iv
một số quy luật của lớp vỏ địa lý.
bài 20: lớp vỏ địa lý, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý

i.lớp vỏ địa lý
Thảo luận nhóm:( thời gian 3 phút)
Qua phần kênh chữ SGK, kiến thức đã học và quan sát hình
20.1 SGK (trang 74) hãy hoàn thành các phiếu học tập sau:
Phiếu học tập (nhóm lẻ):
Khái niệm về lớp vỏ
địa lý?
2. Chiều dày, giới hạn
phía trên và giới hạn
phía dưới của lớp vỏ
Địa Lý?
3. Đặc điểm của lớp vỏ
Địa Lý?
Phiếu học tập ( nhóm chẵn)
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ Địa lý ( về chiều dày, thành phần vật chất) theo mẫu sau:
1 Khái niệm: Là lớp vỏ của Trái Đất. ở đó các lớp vỏ bộ phận ( khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
i.lớp vỏ địa lý

2. Chiều dày: khoảng 30-35 km
+ ở Đại dương: từ giới hạn dưới của lớp ôzôn đến đáy vực thẳm.
+ ở Lục địa: từ giới hạn dưới của lớp ôzôn đến hết lớp vỏ phong hoá.
3. Đặc điểm: Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ Địa lý đều do các quy luật tự nhiên chi phối.
Phân biệt lớp vỏ Địa Lý và lớp vỏ Trái Đất
ii. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ điạ lý.

Lớp chia làm 4 nhóm.Nhiệm vụ các nhóm như sau:
+ Nhóm 1:tìm VD khi có sự thay đổi của thực vật thì các thành phần tự nhiên khác sẽ thay đổi.
+ Nhóm 2: tìm vd khi có sự thay đổi của nguồn nước (con người đắp đập, xây dựng nhà máy thuỷ điện), thì các thành phần khác sẽ thay đổi.
+ Nhóm 3: tìm vd để thấy khi có sự thay đổi của nhiệt độ thì các thành phần khác sẽ thay đổi.
+ Nhóm 4: tìm các vd về tác động của con người vào tự nhiên gây ảnh hưởng tới cảnh quan.
Qua VD các em đã phân tích hãy cho biết :

+ Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý là gì?
+ Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý là gì?
ii. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ điạ lý.
1.Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ Địa Lý.
. Nguyên nhân: Do tất cả những thành phần của lớp vỏ Địa lý đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực.
2.Biểu hiện của quy luật:
Chỉ cần một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
3.ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu kiến thức SGK trang 76 và vốn hiểu biết, em hãy cho biết ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa Lý
3. ý nghĩa thực tiễn.
Cần phải nghiên cứu kỹ càng và toàn diện điều kiện địa lý của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng.
Chọn một phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Câu nào sau đây không chính xác về lớp vỏ Địa lý:
A. Gồm khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển.
B. Giữa các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
C. Lớp vỏ Địa lý ở lục địa dày hơn lớp vỏ Địa lý ở đại dương.
D. Phát triển theo những quy luật địa lý chung nhất.
củng cố
Chọn một phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Câu nào sau đây không chính xác về lớp vỏ Địa lý:
A. Gồm khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển.
B. Giữa các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
C. Lớp vỏ Địa lý ở lục địa dày hơn lớp vỏ Địa lý ở đại dương.
D. Phát triển theo những quy luật địa lý chung nhất.
2. Chiều dày của lớp vỏ Địa lý khoảng:
A. 30-35 km C. 40-50 km
B. 30-40 km D. 35-45 km
củng cố
2. Chiều dày của lớp vỏ Địa lý khoảng:
A. 30-35 km C. 40-50 km
B. 30-40 km D. 35-45 km
3.Chúng ta nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý nhằm:
A. Biết cách bảo vệ tự nhiên.
B. Hiểu rằng một phần diện tích rừng sẽ bị ngập khi đắp đập ngăn sông.
C. Hiểu được mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người.
D. Tất cả các ý A, B, C đều đúng.
3.Chúng ta nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý nhằm:
A. Biết cách bảo vệ tự nhiên.
B. Hiểu rằng một phần diện tích rừng sẽ bị ngập khi đắp đập ngăn sông.
C. Hiểu được mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người.
D. Tất cả các ý A, B, C đều đúng.
củng cố
Bài tập về nhà :
Làm các câu hỏi và bài tập trang 76 SGK.
nguon VI OLET