ẤN ĐỘ
Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có diện tích gần 4tr km², có nền văn hóa lâu đời, quê hương Phật giáo. Là đất nước giàu tài nguyên, thiên nhiên như than đá, sắt, kim cương, dầu mỏ…Vì vậy, là miếng mồi ngon mà các nước tư bản phương Tây thèm khát. Từ thế kỉ XVI, các nước Phương Tây đã từng bước xâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Nói đến Ấn Độ ngày nay ngoài kinh tế phát triển thì còn phải nói đến đất nước hay xảy ra xung đột tôn giáo; nguyên nhân dẫn đến là do chính sách cai trị của thực dân Anh
Nội dung bài:
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay(1857-1859) giảm tải học sinh tự đọc.
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
Chân dung nhà hàng hải
Va-xcô đơ Ga-ma - người phương Tây
đầu tiên đã vượt mũi Hảo Vọng tìm tới Ấn Độ
- Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, giàu đẹp đa dạng về điều kiện tự nhiên...Trải qua nhiều thế kỉ những dòng người du mục, những thương nhân, những tín đồ hành hương đã cố gắng vượt qua khó khăn và mạo hiểm để xâm nhập vào đất nước này... sự du nhập này đã góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, dân tộc, ngôn ngữ của Ấn Độ.
- Sau phát kiến địa lý tìm ra đường biển đến Ấn Độ của Va-xcô đơ Ga-ma, thực dân phương Tây đã tìm cách xâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Đi đầu là Bồ Đào Nha rồi đến Hà Lan, Anh, Pháp, Áo.... Đến đầu thế kỉ XVII nhân lúc phong kiến Ấn Độ suy yếu các nước phương Tây ra sức tranh giành Ấn Độ. 2 thế lực mạnh hơn cả là Anh Và Pháp ngay trên đất Ấn Độ (từ 1746-1763). Nhờ có ưu thế về kinh tế và hạm đội mạnh ở vùng biển. Anh đã loại các đối thủ để độc chiếm Ấn Độ và đặt ách cai trị ở Ấn Độ vào giữa thế kỉ XVII.
II. ẤN ĐỘ
Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ
nửa sau thế kỉ XIX.
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
- Đến giữa thế kỉ XIX, Thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ
- Kinh tế: Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trong nhất của Anh.
- Chính trị-xã hội: Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ; mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ làm tay sai, khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo…
II. ẤN ĐỘ

Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)


Ngày 1/1/1877 nữ hoàng Anh Vic-to-ri-a tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ. Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị bản xứ để làm tay sai. Thực dân Anh tuyên bố coi trọng quyền lợi, danh dự, tài sản và đặc quyền của quý tộc, thực chất là hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp, biến các quý tộc phong kiến người bản xứ thành tay sai cho thực dân Anh, biến triều đình phong kiến Ấn Độ là bù nhìn và là chỗ dựa cho chúng.
II. ẤN ĐỘ
Qua bảng số liệu cho thấy giá trị xuất khẩu lương thực tỉ lệ nghịch số người chết đói ở Ấn Độ, đặc biệt là vào những năm cuối thế kỉ XIX. Điều đó chứng tỏ rằng sự bóc lột của TDA đối với Ấn Độ vô cùng dã man, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ, đặc biệt vào cuối thế kỉ XIX đầu XX.
II. ẤN ĐỘ
Em hãy nhận xét hệ quả chính sách cai trị của thực dân Anh?
Hệ quả: Kinh tế suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ, nạn đói xảy ra , xã hội mâu thuẫn gay gắt….
 Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh bùng nổ.
II. ẤN ĐỘ
Nạn đói ở Ấn Độ
Những nạn nhân của nạn đói 1876-1877.



- Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân.
Năm 1905 Đảng Quốc đại phân hoá: phái ôn hòa và phái cấp tiến.
Sự ra đời và phân hóa trong Đảng Quốc đại thể hiện vị trí tiên phong và tính cách mạng của giai cấp tư sản Ấn Độ.

II. ẤN ĐỘ
2. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908).
 Ban Gan –đa kha Ti- lắc(1856-1920) là anh hùng dân tộc, nhà cách mạng ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc Đại trong phong trào chống thực dân Anh cuối thế kỉ 19. Từ 1893 đến 1895, tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Năm 1897, bị Anh bắt giam. Những năm 1905 - 1908, khởi xướng phong trào chống chia cắt xứ Bengan (Bengal) tẩy chay hàng Anh. Nêru (Jawaharlal Nehru Cựu Thủ tướng Ấn Độ) gọi ông là "người cha của cách mạng Ấn Độ
Ban Gan –đa kha Ti- lắc
(Ti Lắc)
II.ẤN ĐỘ
2. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908).
A. Trở thành thuộc địa quan trọng nhất.
B. Trở thành nơi giao lưu buôn bán lớn nhất
C. Trở thành nơi cung cấp nguyên liệu.
D. Trở thành chỗ dựa tin cậy nhất ở Nam Á.
Câu 1: Vai trò của Ấn Độ khi trở thành thuộc địa của thực dân Anh là gì?
A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết.
B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ.
C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ.
D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
Câu 2: Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, ở Ấn Độ đã diễn ra tình trạng gì?
A. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ.
B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
C. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ.
D. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.
Câu 3: Ý nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A. gián tiếp.
B. đàn áp.
C. mua chuộc. 
D. trực tiếp.
Câu 4:  Đối với đất nước Ấn Ðộ, thực dân Anh đã thực hiện chính sách cai trị
A. tư sản với công nhân.
B. nông dân với phong kiến.
C. thực dân Anh với tư sản.
D. toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
Câu 5: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu XX là mâu thuẫn giữa
A. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược Ấn Độ.
B. Nữ hoàng Anh tuyên bố là Nữ hoàng Ấn Độ.
C. Giai cấp tư sản thành lập Đảng Quốc Đại.
D. Chính sách chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực.
A. tư sản.
B. vô sản.
C. công nhân. 
D. nông dân.
Câu 6: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ?
Câu 7: Năm 1885 ở Ấn Độ diễn ra sự kiện nào sau đây?
BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Học bài cũ
Chuẩn bị III: Trung Quốc.
Sưu tầm tư liệu về công cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi.
nguon VI OLET