CHúc các em có giờ học hứng thú và bổ ích

Quan sát lược đồ dưới và cho biết đó là nước nào? Nêu hiểu biết của em về nước đó
Tìm hiểu khái quát về quá trình xâm lược
Và chính sách cai trị của thực dân Anh ở
Ấn Độ.
BÀI 2. ẤN ĐỘ
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX

BÀI 2. ẤN ĐỘ
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX

Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.
- Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
www.themegallery.com
Company Logo
Nữ hoàng Victoria trở thành Nữ hoàng Ấn Độ
www.themegallery.com
Company Logo
Lễ lên ngôi của nữ hoàng Victoria tại Ấn Độ
BÀI 2. ẤN ĐỘ
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX

Chính sách cai trị của thực dân Anh
Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ như thế nào?
+ Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
+ Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.
+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
+ Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
+ Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
- Về kinh tế
- Về chính trị - xã hội
Người Ấn Độ trong nạn đói 1876
BÀI 2. ẤN ĐỘ
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX

Chính sách cai trị của thực dân Anh
- Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
Người Ấn Độ làm phục vụ cho thực dân Anh
- Hậu quả
+ Kinh tế giảm sút, bần cùng
+ Đời sống nhân dân người dân cực khổ
Lính Xipay
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay(1857 -1859).
(HS tự đọc)
Lính Anh ở Ấn Độ
Tìm hiểu khái quát về quá trình
thành lập và hoạt động của
Đảng Quốc đại
BÀI 2. ẤN ĐỘ
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
BÀI 2. ẤN ĐỘ
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
Nêu quá trình thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại
a. Đảng Quốc đại
->Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ.
Thành Lập
- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.
- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
BÀI 2. ẤN ĐỘ
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
a. Đảng Quốc đại
- Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp ôn hòa để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.
Từ 1905 trơ đi do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái:
+ Phái ôn hòa
+ Phái cấp tiến(cực đoan ) do Ti-lắc đứng đầu, đòi lật đổ ách thống trị của thực dân Anh..
Hoạt động
 Ban Gan –đa kha Ti- lắc(1856-1920) là anh hùng dân tộc, nhà cách mạng ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc Đại trong phong trào chống thực dân Anh cuối thế kỉ 19. Từ 1893 đến 1895, tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Năm 1897, bị Anh bắt giam. Những năm 1905 - 1908, khởi xướng phong trào chống chia cắt xứ Bengan (Bengal) tẩy chay hàng Anh. Nêru (Jawaharlal Nehru Cựu Thủ tướng Ấn Độ) gọi ông là "người cha của cách mạng Ấn Độ
Ban Gan –đa kha Ti- lắc
(Ti Lắc)
II.ẤN ĐỘ
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908).
Tìm hiểu khái quát về sự phát triển của
phong trào dân tộc ở Ân Độ từ
năm 1905 - 1908
BÀI 2. ẤN ĐỘ
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
www.themegallery.com
Company Logo
b. Phong trào dân tỘc
* Nguyên nhân:
- Tháng 7 – 1905: Anh ban hành đạo luật chia đôi Bengan→ Thổi bùng lên phong trào đấu tranh.
* Diễn biến:
- Phong trào đấu tranh chống đạo luật Bengan diễn ra mạnh mẽ.
- Tháng 6 – 1908: công nhân Bombay tiến hành tổng bãi công.
Bengan bị chia cắt năm 1905
Ben-gan
Hồi giáo
A�n giáo
www.themegallery.com
Company Logo
* Kết quả:
- Buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
* Ý nghĩa:
- Mang đậm ý thức dân tộc
- Đánh dấu thời kỳ đấu tranh mới.
- Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ và nhân dân các nước.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1. Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?
A. Pháp, Tây Ban Nha   
B. Anh, Bồ Đào Nha
C. Anh, Hà Lan   
D. Anh, Pháp
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
A. Ra sức vơ vé lương thực, nguyên liệu cho chính quốc
B. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô
D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 3. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách
A. Cai trị trực tiếp.
B. Cai trị gián tiếp.
C. Thiết lập chính phủ bù nhìn.
D. Thiết lập chính quyền dân chủ.
Câu 4. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ, thực dân Anh đã thực hiện chính sách
A. Dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ
B. Loại bỏ các thế lực chống đối
C. Câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ
D. Chia để trị
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ
B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ
C. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ
D. Khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội
Câu 6. Từ giữa thế kỉ XIX, lực lượng dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Ấn Độ là
A. Giai cấp công nhân Ấn Độ.
B. Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.
C. Giai cấp địa chủ và tư sản Ấn Độ.
D. Giai cấp tư sản và công nhân Ấn Độ.
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 7. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi
Đảng Quốc đại    
B. Đảng Dân chủ
C. Quốc dân đảng    
D. Đảng Cộng hòa
Câu 8. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng
B. đấu tranh ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách
C. bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ
D. hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 9. Thực dân Anh không chấp nhận các yêu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Quốc đại vì
A. Muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa để dễ bề cai trị
B. Muốn tư sản Ấn Độ phải luôn phục tùng chính quyền thực dân Anh về mọi mặt
C. Muốn giai cấp tư sản Ấn Độ phải thỏa hiệp với chính quyền thực dân Anh
D. Muốn kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản Ấn Độ để dễ bề sai khiến
BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 10. Đầu thế kỉ XX, Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì
A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh
B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh
C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh
D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh
nguon VI OLET