Tiết 7:BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
Tập làm văn
Nội dung bài học
I.
Bài học
II.
Luyện tập
3. Các phần của bố cục
2.Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1. Bố cục của văn bản
Bài học
I.
1.
Bố cục của văn bản là gì?
Quan sát lá đơn sau và cho biết nó được sắp xếp theo trình tự nào?
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm và cô giáo phụ trách bộ môn Ngữ văn
Em tên là: Nguyễn Văn A
Học sinh lớp: 7B
Em viết đơn này xin phép được nghỉ học từ ngày 10/9/2019
Lí do viết đơn: Em bị ốm
Sau thời gian nghỉ học, em hứa sẽ ghi chép và học bài đầy đủ. Nếu nói dối hoặc không học bài em xin chịu mọi hình phạt mà cố và nhà trường đưa gia. Mong được sự đồng ý của cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Liên Hà, ngày 9 tháng 9 năm 2019
Người làm đơn
A
Nguyễn Văn A
Theo em, có nên viết tên đơn trước tiêu đề được không? Hay lời hứa, lời cam đoan viết trước lý do được không?
 Không nên
Văn bản sẽ như thế nào nếu các ý trong đó không được sắp xếp theo trật tự, theo hệ thống?
 VB sẽ không được tiếp nhận, người đọc sẽ không hiểu được.
 Văn bản cần được sắp xếp theo một tŕnh tự nhất định
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ
+ Tên đơn
+ Người gửi
+ Người nhận
+ Lý do, lời hứa
+ Lời cảm ơn
+ Ngày, tháng, năm
+ Ký tên
Trình tự sắp xếp một lá đơn
Sự sắp xếp nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lý được gọi là bố cục.
Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản phải quan tâm tới bố cục? VD?
Khi xây dựng văn bản cần quan tâm tới bố cục để bố trí sắp xếp các phần các đoạn theo một tŕnh tự, một hệ thống rành mạch hợp lí.
 Văn bản có sức thuyết phục cao
BT nhanh
Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng
1.Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.
2.Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.
3.Con người nơi đây thì rất thân thiện và mến khách.
4.Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.
5.Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.
6.Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.
7.Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn .
8.Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.
5
6
3
7
4
1
8
2
2.
Những yêu cầu về bố cục trong VB:
Trong văn tự sự ở lớp 6, khi kể, chúng ta phải sắp xếp một chuỗi các sự việc theo quan hệ nhân quả ( Sự việc nào có trước-kể trước, sự việc nào có sau-kể sau) như vậy mới có bố cục hợp lí, chặt chẽ, dễ hiểu.
Làm việc theo nhóm trong 5 phút: Nhóm 1 – Câu chuyện 1 (SGK tr 29), Nhóm 2 – Câu chuyện 2 (SGK – tr 29) và trả lời các câu hỏi sau
Câu chuyện 1
Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.
Câu chuyện trên có bố cục chưa?
Chưa có bố cục
Vì sao em nói câu chuyện 1 chưa có bố cục?
Các phần, các đoạn không theo một trình tự thời gian, làm người đọc khó hiểu.
Câu chuyện 1
Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.
Theo em, ta nên sắp xếp lại bố cục như thế nào cho hợp lí?
Câu chuyện 1 có 2 đoạn , ta nên sắp xếp theo trình tự thời gian. Đoạn 1 kể về ếch lúc còn ở trong giếng, đoạn 2 kể vể ếch lúc ở trên mặt đất
+ Câu chuyện (1) sgk/29:
- Các ý trong câu chuyện lộn xộn, không được xếp theo trình tự (thời gian, nguyên nhân- kết quả) gây khó hiểu.
 Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất chặt chẽ đồng thời lại phải phân biệt rành mạch
 
Câu chuyện 2
Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng:“Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”. Đấy là do người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.
Câu chuyện 2 gồm mấy đoạn? bố cục 2 đoạn có sắp xếp theo quan hệ nhân quả chưa?
Gồm 2 đoạn, bố cục đã sắp xếp theo quan hệ nhân quả.
Em thấy cách kể như vậy có hợp lí không? Vì sao?
Không, vì nó không còn khả năng gây cười cho người đọc.
Câu chuyện 2
Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng:“Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”. Đấy là do người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.
NHẬN XÉT:
- Câu chuyện 2 đã có bố cục nhưng lại chưa thật chặt chẽ, hợp lí .
Không tạo ra tiếng cười.
Hiệu quả phê phán giảm
Câu chuyện 2
Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng:“Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”. Đấy là do người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.
Chúng ta nên sắp xếp lại như thế nào cho câu chuyện được hấp dẫn?
nên kể việc gặp anh khoe lợn trước rồi mới đến chi tiết khoe áo.
Vậy điều kiện để bố cục của văn bản được rành mạch và hợp lí là gì?
Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải lô-gic và làm rõ ý đồ người viết
 
+ Câu chuyện (2) sgk/29
- Bố cục câu chuyện tương đối rõ ràng.
- Các câu ở đoạn 2 sắp xếp chưa hợp lí, làm mất sự gây cười, giảm ý nghĩa phê phán
Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải lô-gic và làm rõ ý đồ người viết
+ Câu chuyện (1)sgk/29
- Các ý trong câu chuyện lộn xộn, không được xếp theo trình tự (thời gian, nguyên nhân- kết quả) gây khó hiểu.
Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất chặt chẽ đồng thời lại phải phân biệt rành mạch
+ Câu chuyện (2)sgk/29
- Bố cục câu chuyện tương đối rõ ràng.
- Các câu ở đoạn 2 sắp xếp chưa hợp lí, làm mất sự gây cười, giảm ý nghĩa phê phán
Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải lô-gic và làm rõ ý đồ người viết
 
03
Các phần của bố cục
Văn bản miêu tả
Mở bài: Giới thiệu đối tượng
Văn bản tự sự
Mở bài: Giới thiệu sự việc.
Thân bài: Miêu tả về đối tượng.
Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng.
Thân bài: Diễn biến của sự việc.
Kết bài: Cảm nghĩ về sự việc.
Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần MB, TB, KB trong VB miêu tả và trong VB tự sự.
01
02
03
Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần MB, TB, KB không? Vì sao?
Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần MB, TB, KB vì mỗi phần có 1 nội dung riêng biệt
 Tạo cho VB một sự rành mạch, hợp lý.
Có bạn nói rằng phần MB chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần TB, còn KB chẳng qua chỉ là sự lặp lại lần nữa của MB. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Mở bài chỉ là giới thiệu đối tượng và sự việc (dẫn dắt người đọc), còn kết bài là phần: bộc lộ cảm xúc cá nhân về đối tượng và sự việc (tóm gọn và nâng cao hơn phần nội dung so với MB).
Bạn khác lại cho rằng ND chính của việc miêu tả, tự sự được dồn cả vào phần TB nên MB và KB là những phần không cần cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
Tuy nội dung chính của việc miêu tả được dồn cả vào phần TB, nhưng phần MB và KB vẫn rất cần thiết. Vì MB, ngoài nhiệm vụ giới thiệu đề tài của văn bản, còn giúp người đọc đi vào đề tài đó một cách dễ dàng, tự nhiên và hứng thú. Còn KB giúp nêu cảm nghĩ, lời hứa hẹn, làm cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc.
3. Các phần của bố cục
Bố cục của văn bản gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
 
Luyện
tập
II.
Tìm bố cục cho văn bản: "Cuộc chia tay của những con búp bê".
Cách 1: Chia theo (thời gian), sự việc.
+ Hai anh em Thành - Thủy chia đồ chơi.
+ Thủy đến trường chia tay với cô giáo và các bạn.
+ Hai anh em chia tay nhau
Cách 2: Theo cảm xúc
+ Tâm trạng, thái độ hai anh em Thành-Thủy khi nghe mẹ nhắc phải chia đồ chơi.
+ Tâm trạng, thái độ hai anh em Thành-Thủy lúc chia đồ chơi.
+ Tâm trạng, thái độ hai anh em Thành-Thủy lúc đến trường chia tay cô giáo và các bạn.
+ Tâm trạng, thái độ hai anh em Thành-Thủy lúc chia tay.
Cách 3: Theo bố cục 3 phần.
+ MB: Giới thiệu nhân vật anh em Thành-Thùy và tình huống phải chia đồ chơi
+ TB: Diễn biến cuộc chia đồ chơi.
+ KB: Kết thúc truyện: Cuộc chia tay của hai anh em.
Sự sắp đặt nội dung của các phần theo trình tự hợp lí
Trình bày một cách hợp lí phần Mở bài và Kết bài sao cho tạo ấn tượng đầu cuối tương ứng.
Mở bài theo cách trực tiếp hay gián tiếp
Sự sắp xếp hình thức của văn bản theo quy ước thống nhất
Định nghĩa nào sau đây thể hiện rõ nội dung của bố cục văn bản?
Liên hệ thời gian, liên hệ ý nghĩa.
Liên hệ tâm lí, ý nghĩa, liên hệ không gian.
Liên hệ không gian, liên hệ thời gian.
Liên hệ thời gian, liên hệ không gian, liên hệ tâm lí, ý nghĩa.
Để tạo nên mạch lạc cho truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả đã sử dụng các mối liên hệ nào dưới đây?
Giới thiệu về kì nghỉ hè của mình (đi đâu ? , làm gì ? )
Ý nghĩa của mùa hè đó đối với bản thân
Kể về cảnh vật nơi mình đã đặt chân đến
Trình bày cảm nhận của mình về những chuyến đi nghỉ mát trong mùa hè
Mở bài cho đề văn: Kể lại một câu chuyện đáng nhớ trong mùa hè vừa qua của em sẽ phải nêu được những ý nào ?
C. Là cách bố cục của văn bản.
D. Là các phần trong văn bản.
A. Là sự vật, sự việc được nói tới trong văn bản.
B. Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản.
Chủ đề của một văn bản là gì?
Xây dựng bố cục cho đề văn: Kể lại một việc tốt em đã làm.
Dặn dò
Ôn tập bài cũ
Soạn bài:
Tạm
biệt
nguon VI OLET