LỊCH SỬ LỚP 6

TRƯỜNG THSC TAM HƯNG
“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”
- Xi – xê – rông -
? Nêu những hiểu biết của em về trống đồng Ngọc Lũ? Thông qua các hình ảnh được khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cho chúng ta biết điều gì?
Trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Được tìm thấy ở làng Ngọc Lũ Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán về đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Đây là nguồn tư liệu lịch sử quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ
TIẾT 2,3-BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
?Quan sát hình 2-3 SGK: Các hiện vật được tìm thấy ở đâu?
? Việc tìm thấy những tư liệu hiện vật này chứng tỏ điều gì?
1. TƯ LIỆU HIỆN VẬT
Hoàng thành Thăng Long: là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đổ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Tháng 12 - 2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19 000m tại trung tâm chính trị Ba Đình - Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết kiển trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá, phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kì Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tuỳ và nhà Đường (thế kỉ VII đến thế kỉ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 - 1945).
 
 
 
Em hãy kể tên một số các tư liệu hiện vật ở địa phương em mà em biết ?
? Qua đó , em hiểu như thế nào là tư liệu hiện vật?
- Tư liệu hiện vật: Là những di tích, đồ vật….của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
?Các tư liệu hiện vật có vai trò như thế nào đối với việc phục dựng lại lịch sử?
- Ý nghĩa: Phản ánh khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và tinh thần của người xưa.
2. TƯ LIỆU CHỮ VIẾT
…Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc…
Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì?
Quan sát hình 4 trang 12 SGK:
Những tấm bia Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) ghi những thông tin gì? Vì sao bia Tiến sĩ cũng được coi là tư liệu chữ viết?
Trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như về nền giáo dục nước ta thời kì đó.
? Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết?

? Theo em tư liệu chữ viết có những ưu, nhược điểm gì?
- Tư liệu chữ viết: Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc
- Ưu điểm + Dựa vào tư liệu chữ viết rất rõ ràng, chính xác
+ Hạn chế: +Mang ý thức chủ quan của người viết.
+Viết trên giấy khó bảo quản lâu dài
BẢNG CHỮ CÁI LA-TING
BẢNG CHỮ SỐ RÔ-MA
Chữ cái Hy Lạp,
Rô-ma cổ đại.
Bảng chữ cái ngày nay.
Cây Pa-pi-rút
Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút
Chữ viết trên mai rùa
Chữ viết trên đất sét
Chữ viết trên xương thú
3. TƯ LIỆU TRUYỀN MIỆNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM:
SỐ LƯỢNG: 4 NHÓM
THỜI GIAN: 3 PHÚT
Nhóm 1: Hình 1-Bức tranh nói đến truyền thuyết nào? Hãy nêu nội dung chính của bức tranh đó ?
Nhóm 2: Hình 3-Bức tranh nói đến truyền thuyết nào? Hãy nêu nội dung chính của bức tranh đó ?
Nhóm 3: Hình 3-Bức tranh nói đến truyền thuyết nào? Hãy nêu nội dung chính của bức tranh đó ?
Nhóm 4: Hình 4-Bức tranh nói đến truyền thuyết nào? Hãy nêu nội dung chính của bức tranh đó ?
1
2
3
4
Truyền thuyết Thánh Gióng
Sựu tích Hồ Gươm
Truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy
Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh
1
2
3
4
- Theo em, thế nào là tư liệu truyền miệng?
- Nguồn tư liệu truyền miệng có hạn chế gì?
- Tư liệu truyền miệng: Là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- Ví dụ: Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thành Gióng,…
4. TƯ LIỆU GỐC
Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? Nêu ví dụ cụ thể?
Trong các hình ảnh nêu trên, đâu là nguồn tư liệu gốc?
Tư liệu gốc: Là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về một sự kiện hay biến cố tại thời kì lịch sử nào đó.
? Các nhà nghiên cứu lịch sử có vai trò như thế nào? Vì sao họ được ví như những “thám tử”?
Muốn biết và dựng lại lịch sử trong quá khứ, các nhà nghiên cứu phải đi tìm tòi các bằng chứng tức là các tư liệu lịch sử, sau đó khai thác, phân tích, phê phán,... về các tư liệu đó, giải thích và trình bày lại lịch sử theo cách của mình). Cũng chính vì thế mà họ được ví như “thám tử”.
Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử
- Tư liệu hiện vật: Là những di tích, đồ vật….của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
- Tư liệu chữ viết: Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc
- Tư liệu truyền miệng: Là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- Ví dụ: Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thành Gióng,…
Tư liệu gốc: Là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về một sự kiện hay biến cố tại thời kì lịch sử nào đó.
CHƠI TRỐN TÌM
CÙNG BẠCH TUYẾT VÀ 7 CHÚ LÙN
A. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
D. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
Câu 1: Tư liệu hiện vật là ?
ĐÚNG RỒI
Câu 2: Tư liệu chữ viết là ?
ĐÚNG RỒI
A. những hình khắc trên bia đá.
B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay.
C. những hình về trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.
D. những câu chuyện cổ tích.
Câu 3: Truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của đân tộc ta?
ĐÚNG RỒI
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa
C. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai
D. những hình về trên vách hang đá của người nguyên thuỷ
Câu 4: Hình 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) (trang 12, SGK) thuộc loại tư liệu nào?
ĐÚNG RỒI
A. Tư liệu hiện vật. 
B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu chữ viết. 
 D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.
Câu 5: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Các nhà sử học chỉ cần dựa vào phán đoán của mình về hiện vật, sự kiện, nhân vật lịch sử,... để phục dựng lại lịch sử.
B. Các nhà sử học dựa vào các nền văn hoá khảo cổ để phục dựng lại lịch sử.
C. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... để phục dựng lại lịch sử.
D. Các nhà sử học phục dựng lại lịch sử mà không cần dựa vào các công trình nghiên cứu của các nhà địa chất học, sinh vật học, động vật học.
E. Tư liệu gốc là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
G. Tư liệu gốc là những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ.
H. Tư liệu gốc là những thông tin đấu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
I.. Tư liệu gốc là những di tích, danh thẳng thiên nhiên, công trình kiến trúc của người xưa còn được bảo tồn đến ngày nay. 
S
Đ
S
Đ
S
Đ
Đ
Đ
HOẠT ĐỘNG NHÓM : 2 NHÓM
THỜI GIAN: 2 PHÚT
? EM HÃY GHÉP CÁC HÌNH TƯƠNG TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC LOẠI TƯ LIỆU LỊCH SỬ ?
(GV chuẩn bị một số hình ảnh và 2 bảng phụ có viết sẵn tên các loại tư liệu )
Mũi giáo đồng Đông Sơn
Sự tích bánh chưng-bánh giày
Nhật kí trong tù-Hồ Chí Minh
Hoàng thành Thăng Long
Mộc bản triều Nguyễn
Truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ
? Em hãy kể tên các loại tư liệu lịch sử mà em biết.
?Trong cuộc sống, xung quanh các em đều tồn tại rất nhiều các dạng tư liệu lịch sử. Em có thể liệt kê ở nhà hoặc nơi em sinh sống có những tư liệu cụ thể nào giúp em tìm hiểu về những gì đã xảy ra trong quá khứ? Kể tên các hiện vật đó.
? Dựa vào tư liệu giúp em biết được điều gì?...
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc trước nội dung bài 3: Thời gian trong lịch sử
+ Tìm hiểu cách tính thời gian theo âm lịch và dương lịch của người xưa.
nguon VI OLET