ĐẠO ĐỨC LỚP 5
CÓ TRÁCH NHIỆM
VỚI VIỆC LÀM CỦA MÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ ĐỊNH
Chuyện của bạn Đức
Truyện có những nhân vật nào ?
Bạn Đức
Bạn Hợp
Bà cụ bán hàng rong
Đức đã gây ra chuyện gì ?
Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó ?
Sau khi xảy ra sự việc, Đức và Hợp đã làm gì ?
Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai ?
Tối hôm đó, Đức cảm thấy thế nào ?
Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ?
Chúng ta rút ra được bài học gì qua câu chuyện của bạn Đức ?
Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
BÀY TỎ Ý KIẾN
Sống có trách nhiệm
Sống chưa có trách nhiệm
a) Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
Liệu mình làm thế này có đúng không nhỉ ?
b) Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
Mẹ ơi con sẽ trông em giúp mẹ ạ !
Cậu đổi cho tớ trực nhật vào ngày mai nhé, tớ lại không thích làm hôm nay nữa rồi.
c) Đã nhận việc rồi nhưng không thích nữa thì bỏ.
d) Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi
Con xin lỗi cô vì đã đùa nghịch trong giờ học. Con biết lỗi rồi ạ, mong cô tha thứ cho con.
BÀY TỎ Ý KIẾN
Tán thành
Không tán thành
a) Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.
c) Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm
e) Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có lỗi.
Xử lí tình huống

Em mượn sách của thư viện đem về, không may để em bé làm rách.

Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về sớm nấu cơm. Nhưng mải vui, em về muộn.


Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được.

Em được phân công phụ trách nhóm năm bạn trang trí cho buổi Đại hội Chi đội của lớp, nhưng chỉ có bốn bạn đến tham gia chuẩn bị.
TÌNH HUỐNG 2
TÌNH HUỐNG 1
TÌNH HUỐNG 3
TÌNH HUỐNG 4
Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
Liên hệ bản thân
Em hãy kể một việc làm có trách nhiệm của em chứng tỏ em đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm và tự rút ra bài học.
Kết luận
Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng.
Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp. Khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
Theo em, để là người có trách nhiệm có khó không?
Em phải làm gì để mọi người đánh giá mình là người có trách nhiệm?
- Ôn lại nội dung bài, thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài Đạo đức “Có chí thì nên”
Dặn dò
nguon VI OLET