ĐẤU TRANH
CHO MỘT THẾ GIỚI
HÒA BÌNH
( G.Gác-xi-a Mác-két )
Tiết 6,7
I. GIỚI THIỆU CHUNG :
1.Tác giả:
G.G Mác-két (sinh 1928) là nhà văn Cô-lôm-bi-a
Nhận giải Nobel văn học năm 1982
- "Trăm năm cô đơn" (1967) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được giới phê bình văn học đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới trong những năm 60 của thế kỷ XX.
2. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác :
- Tháng 8/1986, nguyên thủ của 6 quốc gia (Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi-Lạp, Ta-da-ni-a) họp tại Mê-hi-cô để ra lời kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự hội nghị này.
* Xuất xứ:
-Văn bản này được trích từ bản tham luận của ông: "Thanh gươm Đa-mô-clet"
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc
*Thể loại: Văn nghị luận ( Thuộc nhóm văn bản nhật dụng nghị luận về vấn đề chính trị xã hội.)
*Phương thức biểu đạt : Nghị luận + Thuyết minh
*Chủ đề: Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
* Nhan đề:
+ Khái quát luận điểm chính của văn bản
+ Nó ngắn gọn, đanh thép như một khẩu lệnh, một lời kêu gọi
+ Nó không có chủ thể hành động-> là lời kêu gọi hướng tới tất cả chúng ta
* Bố cục: Có thể chia làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến "vận mệnh thế giới": Hiểm họa chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
Phần 2: Tiếp theo đến "điểm xuất phát của nỏ": Sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.
Phần 3: Còn lại: Ngăn chặn chiến tranh là nhiệm vụ của mọi người.
*Tóm tắt :
Bài viết đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề: nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
5. Đọc hiểu chi tiết văn bản
1. Hiểm họa chiến tranh hạt nhân đang đề nặng lên toàn trái đất.
- Chi tiết
- Đánh giá tính chất
- Nghệ thuật lập luận
Đọc sgk, thực hiện
Hiểm họa khủng khiếp đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống
--> Cách vào đề trực tiếp gây ấn tượng mạnh mẽ thu hút sự chú ý của người đọc người nghe.
+ Nêu thời gian cụ thể
+ Chứng cứ xác thực
 Tính chất hiện thực của một vấn đề rất hệ trọng.
Năng lượng
từ vụ nổ
hạt nhân
Thành phố Hiroshima sau thảm họa
Nạn nhân Hiroshima và Nagasaki
2) Sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.
a. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho CTHN làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn :
+ 100 máy bay ném bom B1B + 7000 tên lửa = giải quyết cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ.
+ 10 chiếc tàu sân bay = chương trình phòng bệnh sốt rét cho hơn 1 tỉ người trong 14 năm + cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.
+149 tên lửa MX = lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng.
+27 tên lửa MX = tiền nông cụ cho các nước nghèo
+2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân = tiền xóa nạn mù chữ toàn thế giới.
Quá tốn kém, phi lí.
Làm mất khả năng được sống tốt đẹp hơn của con người
Máy bay B1B = 1,2 tỉ đô la
Máy bay B2A (2.4 tỉ đô la)
Chiến đấu cơ Sukhoi-30. Chiếc phản lực cơ hai chỗ có thể tải 8 tấn vũ khí, bao gồm bom hạt nhân và có vận tốc 3.200 km/giờ.
Mig và Sukhoi (Nga)
Tàu sân bay Ni-mít
Tên Lửa
Tàu ngầm hạt nhân
b) Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên :
Dẫn chứng: Tác giả so sánh:
Câu hỏi: Để làm rõ nhận định này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?
Sự tiến hóa của tự nhiên và con người
380 triệu năm con bướm mới bay được
180 triệu năm bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp
Trải qua 4 kỉ điạ chất con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu
Quá trình lâu dài
Thời gian ngắn
Sự phát triển của khoa học và trí tuệ
Thế nhưng ngày nay khoa học và trí tuệ chỉ cần bấm nút một cái là cả qúa trình tiến hóa lại trở về với điểm xuất phát của nó.

 Phản tự nhiên, phản tiến hóa.
-> Chứng cứ xác thực, số liệu so sánh cụ thể, nghệ thuật tương phản, giọng văn mai mỉa.
=> Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân là sự tốn kém và phi lí. Nó đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người.
3) Nhiệm vụ của mọi người :
- Nhiệm vụ: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và cuộc sống hòa bình công bằng.
- Lời đề nghị: lập ra nhà băng lưu giữ trí nhớ của nhân loại cả sau tai họa hạt nhân, để nhân loại sau còn biết đến ….
- Kêu gọi: Mọi người đang sống cần trân trọng, bảo vệ sự sống - ngăn chặn chiến tranh.
- >Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân: góp một tiếng nói cùng nhân loại yêu hòa bình
5. Ý nghĩa văn bản
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại .
III. TỔNG KẾT
* Ghi nhớ: SGK/21
4. Nghệ thuật
- Có lập luận chặt chẽ.
- Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết
IV. Luyện tập :

Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của Mác-két .
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :

- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân .
Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản .
nguon VI OLET