CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGỮ VĂN 9
KHỞI ĐỘNG
Xem video sau và nêu suy nghĩ của em về tác động tiêu cực của chạy đua vũ trang?
I. TÌM HIỂU CHUNG
Là một nhà văn người Colombia nổi tiếng.
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (1928- 2014).
Tác phẩm xuất sắc nhất Trăm năm cô đơn (1967).
Tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
Được trao giải Nô-ben về văn học năm 1982.
1. Tác giả
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

2. Tác phẩm
- Tháng 8 (1986) nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai ở Mê-hi-cô đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mác –két đã được mời tham dự cuộc gặp gỡ này.
a. Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

2. Tác phẩm
b. Xuất xứ
Trích từ bài tham luận 
Thanh gươm Đa-mô-clét của Mác-két tại cuộc họp.
c. Kiểu văn bản + PTBĐ
Văn bản: Nhật dụng
PTBĐ: Nghị luận
d. Chủ đề
Chống chiến tranh,
bảo vệ hòa bình.
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

2. Tác phẩm
+ Đoạn 1: Từ đầu … sống tốt đẹp hơn → Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
+ Đoạn 2: Tiếp theo … xuất phát của nó → Chứng minh cho sự nguy hiểm và phi lý của chiến tranh hạt nhân.
+ Đoạn 3: … còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị của nhà văn.
Bố cục
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. LUẬN ĐIỂM
Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại
Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách của tất cả chúng ta.
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Ngày 6/8/1945, quả bom hạt nhân có sức công phá 15 kiloton, tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT, thả từ oanh tạc cơ B-29 "Enola Gay" xuống thành phố Hiroshima đã cướp đi ngay lập tức sinh mạng của 140.000 người trong tổng số 360.000 dân sống ở đây.
Đến ngày 9/8/1945, một chiếc B-29 khác hướng tới thành phố Kokura, mang theo quả bom "Fat Man" có sức công phá tới 21 kiloton. Thời tiết xấu buộc tổ lái từ bỏ mục tiêu ban đầu, chuyển sang ném bom thành phố Nagasaki và khiến 70.000 người chết ngay sau vụ nổ.
2. LUẬN CỨ
Cuộc chạy đua vũ trang ,nhất là vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém và hết sức phi lí.
Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Nhân loại có nhiệm vụ ngăn chặn chặn chiến tranh hạt nhân,đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
Nhận xét: Luận cứ mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc, là bộ xương vững chắc của văn bản, tạo nên tính thuyết phục lập luận.

LÀM VIỆC CÁ NHÂN
PHÂN TÍCH CÁC LUẬN CỨ
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Nêu câu hỏi :
+ “Chúng ta đang ở đâu?”
→ Gây sự chú ý và kéo tất cả mọi người cùng nhập cuộc.
Con số cụ thể:
+ Hôm nay là ngày 8.8.1989
+ Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân ...
+ ...đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ, tất cả chỗ đó sẽ nổ tung...12 lần.
=> Thống kê chính xác, khiến người đọc, người nghe rùng mình.
- So sánh:
+ Vũ khí hạt nhân với thanh gươm Đa-mô-clet.


Những dẫn chứng xác thực, cách vào đề trực tiếp gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề: Sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
LC 1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
= giải quyết cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ.
10 chiếc tàu sân bay
= lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng.
= tiền nông cụ cho các nước nghèo
2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
100 máy bay B1B
+
7000 tên lửa
= chương trình phòng bệnh sốt rét cho hơn 1 tỉ người trong 14 năm + cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.
149 tên lửa MX
27 tên lửa MX
= tiền xóa nạn mù chữ toàn thế giới.
LC 2: Sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang
Chi phí cho CTHN
Các lĩnh vực đời sống, xh.
Chi phí cho nhu cầu vũ khí hạt nhân
Tác giả đi vào những lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống => Những điều này khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên bất ngờ, thấm thía sự phi lí của việc chạy đua vũ trang.
SỰ VÔ LÍ
Số tiền chi cho sự hủy diệt thế giới lại lớn gấp trăm nghìn lần số tiền chi cho mục đích phát triển sự sống.
Tiền để giết người thì có, tiền để cứu người thì không.

Quá tốn kém, phi lí.
Làm mất khả năng được sống tốt đẹp hơn của con người
380 triệu năm con bướm mới bay được
180 triệu năm bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp
Trải qua 4 kỉ điạ chất con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu
Sự tiến hóa của tự nhiên và con người
Quá trình lâu dài
Thời gian ngắn
Sự phát triển của khoa học và trí tuệ
Thế nhưng ngày nay khoa học và trí tuệ chỉ cần bấm nút một cái là cả qúa trình tiến hóa lại trở về với điểm xuất phát của nó.
LC 3: Đi ngược lại lí trí của con người và lí trí tự nhiên
Xuất phát
Qúa trình tiến hóa
Sự phát triển của tự nhiên và xã hội
Đi ngược
(Lời kể của bà Nakabushi – nhân chứng may mắn sống sót sau thảm họa Hiroshima)
Đó là một buổi sáng mùa hè ấm áp, cô bé Nakabushi 5 tuổi là người đầu tiên có mặt tại trường mẫu giáo.Yukiko chơi đùa một mình lặng lẽ trong lúc chờ đợi các bạn mình tới lớp. Nhưng họ đã không bao giờ đến.
Đúng 8h15, tất cả những gì cô bé cảm nhận được chỉ là ánh sáng chói lóa cùng một tiếng nổ cực lớn. Trong giây phút đó, quả bom nguyên tử đầu tiên mà thế giới biết tới đã được ném xuống thành phố Hiroshima.

...Quang cảnh thành phố hoàn toàn thay đổi. Những ngôi nhà biến mất, và chúng tôi thấy hàng trăm người với những vết bỏng đang lê lết“.
"Người họ phủ đầy tro tàn từ đầu tới chân, tóc dựng đứng và những mảng da thịt cháy xém bong tróc trên toàn bộ cơ thể như những miếng giẻ cũ. Giống như bạn đang chứng kiến một đội quân ma quỷ vậy. `Nước, nước`, họ van xin nhưng chúng tôi chẳng thể làm được gì. Chính gia đình tôi cũng không có nước. Chúng tôi đi qua hai cây cầu và chứng kiến những cảnh tượng kinh khủng. Nhiều xác chết và cả người còn sống bị cuốn đi". 
Gia đình bà Nakabushi cuối cùng cũng tìm được một nơi trú ẩn nhỏ hẹp. "Thứ mùi ở đó thật kinh khủng. Những người bị thương van xin nước uống. Nhưng chúng tôi được cảnh báo không cho họ uống vì họ sẽ chết ngay sau ngụm đầu tiên. Đó là sự thật", bà kể. 
"Những tiếng kêu than, rên rỉ rồi cũng nhỏ dần đi và từng người một lần lượt qua đời. Mẹ tôi đã ra đi ngay bên cạnh mà tôi không hề biết vào ngày 8/8. Bà đã không thể thấy ba và anh trai tôi lần cuối, khi đó bà mới 31 tuổi. Tôi biết chú và bác tôi đã chết cùng một nơi. Nhưng cái chết của mẹ tôi có ảnh hưởng lớn nhất. Tôi mới năm tuổi và nó đã thay đổi cuộc đời tôi".
- Lên tiếng ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Đề nghị: Lập nhà băng lưu trữ trí nhớ.
+ Nhân loại cần giữ gìn ký ức của mình.
+Lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân.
“ĐẤU TRANH VÌ MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”

Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
III. TỔNG KẾT
- Lập luận chặt chẽ.
- Chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
- Nguy cơ chiến tranh đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
-Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
IV. LUYỆN TẬP
- Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh (so sánh nguy cơ chiến tranh hạt nhân với thành gươm Đa-mô-clét)
+ Liệt kê: (tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.)
1. Trong câu văn “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời” Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Gợi ý:
Trong câu văn “Nguy cơ ghê ghớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trờicộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời” Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
- Tác dụng:
+ Thanh gươm Đa-mô-clét được treo bằng một sợi lông đuôi ngựa để chỉ tình thế nguy hiểm "ngàn cân treo sợi tóc" từ đó tạo lên cách nói cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn, gây sự chú ý với người đọc.
+ Nhấn mạnh nguy cơ của chiến tranh hạt nhân luôn đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất và sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân là vô cùng ghê gớm.
+ Qua đó, ta thấy được thái độ lo lắng của tác giả trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
2. Câu “Không có một nghành khoa học hay công nghiệp hạt nhân nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành khoa học hay công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.” xét về mục đích nói câu văn trên thuộc kiểu câu gì? Hiệu quả?
- Kiểu câu: phủ định
- Hiệu quả:
+ Bằng cách nói hai lần phủ định (Không có…không có), tác giả muốn khẳng định những tiến bộ nhanh chóng, ghê gớm, vượt bậc của nghành công nghệ hạt nhân cũng như tầm ảnh hưởng của nó đến với vận mệnh thế giới.
+ Tạo ra cách nói khách quan của tác giả.
+ Từ đó, tác giả muốn mọi người nhận thức rõ, nguy cơ hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, để lên tiếng tố cáo, đấu tranh lại cuộc chạy đua vũ trang này.
Gợi ý:
nguon VI OLET