Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2021

Đạo đức
Giữ lời hứa (tiết 1)
Yêu cầu cần đạt
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
HSNK: Nêu được thế nào là giữ lời hứa. Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- NDĐC: GV điều chỉnh các tình huống đóng vai cho phù hợp với HS.
Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên :
- Máy tính.
- Câu chuyện : “ Chiếc vòng bạc - Trích trong tập Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất, NXB Giáo dục, 1986” .
2. Học sinh : Vở BT Đạo đức
Đạo đức
Giữ lời hứa (Tiết 1)
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2021
b) Thảo luận theo các câu hỏi :
Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
Bài tập 1:
a) Đọc truyện: Chiếc vòng bạc.
- Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
Giữ lời hứa (Tiết 1)
Chiếc vòng bạc
Hồi ở Pác Bó, một hôm Bác Hồ đi công tác xa, có một em bé trong số các em thường ngày quấn quýt bên Bác, vòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc.
Hơn hai năm sau Bác trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác Hồ, hỏi thăm sức khoẻ của Bác, nhưng không ai còn nhớ câu chuyện năm xưa. Riêng Bác thì Bác vẫn nhớ. Bác từ từ mở túi, lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động rơi nước mắt. Bác nói với mọi người :
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm. Mình đã hứa thì phải làm cho kì được. Đấy là chữ “tín”. Cần giữ trọn lòng tin với mọi người.
(Trích trong tập Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất,
NXB Giáo dục, 1986)



b) Thảo luận theo các câu hỏi :
Bài tập 1:
a) Đọc truyện: Chiếc vòng bạc.
- Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác.
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
- Việc làm đó thể hiện điều gì ?
Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với ngư­ời khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi ngư­ời quý trọng, tin cậy và noi theo.
Thế nào là giữ lời hứa?
Người biết giữ lời hứa được đánh giá như thế nào?

- Tuy Bác rất bận và đã qua thời gian dài nhưng Bác vẫn không quên lời hứa với em bé.
- Câu chuyện cho thấy: cần phải giữ đúng lời hứa của mình mới được mọi người quý trọng, tin cậy, yêu mến.
Bài tập 2

* Tình huống 1: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim rất hay…
Nếu là Tân, em sẽ làm gì? Vì sao?
* Tình huống 2:
Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
Theo em, Thanh nên làm gì ? Vì sao ?
Bài tập 2

Tình huống 1
Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim rất hay…
Nếu là Tân, em sẽ làm gì? Vì sao?
Bài tập 2

Tình huống 2
Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
Theo em, Thanh nên làm gì ? Vì sao ?
Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
Giữ lời hứa thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
Khi vì một lý do nào đó mà không giữ được lời hứa, chúng ta phải làm gì ?
Khi vì một lý do nào đó mà không giữ được lời hứa, chúng ta phải xin lỗi họ và giải thích rõ lý do.
Cần giữ lời hứa vì nó thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Khi không giữ được lời hứa cần nói rõ lý do và xin lỗi.
1) Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với ngư­ời khác. Giữ lời hứa sẽ được mọi ngư­ời quý trọng, tin cậy và noi theo.
2) Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
(Ca dao)
Ghi nhớ:
Dặn dò
Thực hành những điều đã học vào cuộc sống.
1
Chuẩn bị cho tiết sau: bài tập 3.
2
Tự học bài tập 4, 5, 6 (nhờ bố mẹ hỗ trợ).
3
CHÀO CÁC EM
nguon VI OLET