Đạo đức
LỚP 3
Đạo đức
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Em đã là gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Em hãy đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy?
Đạo đức
Giữ lời hứa (Tiết 1)
Chiếc vòng bạc (SGK/ 5)
Hoạt động 1: Thảo luận truyện
CHIẾC VÒNG BẠC
Hồi ở Pác Bó, một hôm Bác Hồ đi công tác xa, có một em bé trong số các em thường ngày quấn quýt bên Bác, vòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc.
Hơn hai năm sau Bác trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác Hồ, hỏi thăm sức khoẻ của Bác, nhưng không ai còn nhớ câu chuyện năm xưa. Riêng Bác thì Bác vẫn nhớ. Bác từ từ mở túi, lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động rơi nước mắt. Bác nói với mọi người:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm. Mình đã hứa thì phải làm cho kì được. Đấy là chữ “tín”, cần giữ trọn lòng tin với mọi người.
*Thảo luận truyện
- Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác.
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện?
- Thế nào là giữ lời hứa?
Đạo đức
Giữ lời hứa
Hoạt động 2: Xử lí tình huống

*Tình huống 1: Tâm hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim rất hay…
Nếu là Tân, em sẽ làm gì? Vì sao?
Đạo đức
Giữ lời hứa
Tình huống 2:
Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
Theo em Thanh nên làm gì ? Vì sao ?
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Đạo đức
Giữ lời hứa
Hoạt động 3 : Tự liên hệ
Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không?
Kết quả của lời hứa đó thế nào?
- Thái độ của người đó ra sao?
- Em nghĩ gì về việc làm của mình?
+ Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã hứa, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.

+ Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự tôn trọng và tôn trọng người khác.
Đạo đức
Giữ lời hứa
Hoạt động 4 : Thảo luận theo nhóm :
Hãy viết chữ Đ vào ô  trước những hành vi
biết giữ lời hứa, chữ S trước những hành vi
không biết giữ lời hứa.
Hãy viết chữ Đ vào ô  trước những hành vi biết giữ lời hứa, chữ S trước những hành vi
không biết giữ lời hứa.
 a) Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9
giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra
về, mặc dù đang chơi vui.
Đ
S
 b) Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Cường bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học. Cường tỏ ra rất hối hận, hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong lớp.
 c) Quy hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi học xong thì trên ti vi có phim hoạt hình. Thế là Quy ngồi xem phim, bỏ mặc em bé chơi một mình.

Đ
S
 d) Tú hứa sẽ làm một chiếc diều cho bé Dung, con chú hàng xóm. Em đã dành cả buổi sáng chủ nhật để hoàn thành chiếc diều. Đến chiều Tú mang diều sang cho bé Dung. Bé mừng rỡ cảm ơn anh Tú.
đ) Thanh mượn đồ chơi của bạn và hứa sẽ giữ
gìn cẩn thận. Nhưng trong khi chơi, Thanh lỡ tay
làm hỏng đồ chơi. Khi bạn hỏi, Thanh đưa đồ chơi
trả bạn nhưng không hề nói lại với bạn.
Đ
S
 e) Nhân ngày 8 – 3, lớp Tuấn tổ chức liên hoan chúc mừng cô giáo và các bạn gái. Tuấn nhận sẽ chuẩn bị một món quà chung của các bạn nam trong lớp để tặng các bạn gái. Nhưng không may đúng hôm đó Tuấn bị sốt. Tuấn bèn gọi điện thoại nhờ bạn Hùng qua nhà lấy quà mang đến lớp hộ.
KẾT LUẬN:
Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
CHÚC CÁC EM NGÀY MỚI
VUI VẺ!
Good bye!
nguon VI OLET