XIN CHÀO CÁC EM HỌC SINH!
Câu 1: Lẽ phải là gì ?
A. Những điều coi rằng là đúng đắn.
B. Phù hợp với đạo lí.
C. Lợi ích chung của xã hội.
D. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 2 : Tôn trọng lẽ phải là gì?
A.Công nhận,ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn
B.Biết điều chình suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực
C.Chấp nhận những việc làm sai trái
D.Ý a,b đúng
KIỂM TRA BÀI CŨ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 3: Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải ?
- Giúp cho con người có cách ứng xử phù hợp.
- Làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
- Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
Câu 4: Học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, chúng ta phải:
Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải
Biết tôn trọng sự thật
Đồng tình, ủng hộ những ý kiến, quan điểm, việc làm đúng
- Có thái độ phê phán đối với những ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái
Mạc Đỉnh Chi (1272-1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đỗ trạng nguyên, làm quan to nhưng gia đình vẫn nghèo. Có lần vua sai người ban đêm mang vàng đến để trước cửa nhà nhằm để thử lòng ông. Sáng hôm sau, khi vào chầu ông mang nộp vào kho. Nhà vua ngạc nhiên phán rằng: “Vàng ấy là của trời cho thì cớ sao lại không nhận”. Mạc Đỉnh Chi bẩm rằng: “Của cải không do mồ hôi, công sức của mình làm ra thì không phải là của mình”. Ông xin nộp vào ngân khố.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đỉnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đỉnh Chi lui.
GV: Mạc Đỉnh chi là người liêm khiết. Vậy liêm khiết là gì? Liêm khiết có ý nghĩa gì? Chúng ta cần rèn luyện cho mình tính liêm khiết như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng đi vào trả lời câu hỏi đó…..
Theo em việc làm của ông Mạc Đỉnh Chi đã thể hiện đức tính gì?





TUẦN 2 – TIẾT 2
BÀI 2. LIÊM KHIẾT


TÌNH HUỐNG
BÀI 2. LIÊM KHIẾT
Tình huống 1: Bạn An nhặt được ví tiền, nhờ chú công an trả lại người đã mất.
Tình huống 2: Giám đốc hải quan tỉnh B nhận hối lộ của người buôn lậu qua biên giới.
Thế nào là liêm khiết?
1.Thế nào là liêm khiết
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.


Khi nhận xét về Hồ Chủ tịch, một nhà báo người Mĩ đã viết: “Sức mạnh vĩ đại của Cụ Hồ là ở chỗ Cụ vẫn sống như những người Việt Nam bình thường. Cụ đã khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thống chế, những ngôi sao của các đại tướng. Trong c một đời, tuy quan hệ với nhiều người phương Tây đầy quyền uy, nhưng Cụ đã chọn con đường khác hẳn con đường của họ. Cụ vẫn là một người Việt Nam sống trong sạch, liêm khiết…”.
(Phỏng theo Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh,
NXB Thanh niên, Hà Nội, 1985)
BÀI 2. LIÊM KHIẾT
1.Thế nào là liêm khiết
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Biểu hiện của tính liêm khiết?
Trái với sống liêm khiết là gì?
- Làm giàu bằng tài năng và sức lực lao động của mình ( làm giàu chính đáng )
- Không móc ngoặc, hối lộ
- Kiên trì, phấn đấu để đạt kết quả cao trong công việc.

- Tham nhũng
- Làm giàu bất chính
- Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình
- Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho mình
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trù dập những người không cùng phe với mình
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn nhận tiền hối lộ
- Tổ chức đường dây thi hộ, chạy điểm….

2. Ý nghĩa của tính liêm khiết
BÀI 2. LIÊM KHIẾT
1.Thế nào là liêm khiết
Ý nghĩa của phẩm chất liêm khiết trong cuộc sống?
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản.
- Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
   Thiếu một mùa, thì không thành trời
   Thiếu một phương, thì không thành đất
   Thiếu một đức, thì không thành người”

Luật Phòng, chống tham nhũng nước CHXHCN Việt Nam 2007 sửa đổi bổ sung : có 8 chương 92 điều “ trong đó yêu cầu công dân phải chấp hành đúng pháp luật về tiền bạc tài sản của tập thể.
Điều 144. BLHS 1999 :Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước 
1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Trịnh Xuân Thanh nhận mức án tù chung thân vì tội tham ô tài sản.

Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?
a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình;
b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích;
c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc;
d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình;
đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn;
e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi;
g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.
Bài tập 1
Điền từ còn thiếu vào các câu thành ngữ, danh ngôn sau:
1. Đói cho sạch,
rách cho thơm
2. Cần,kiệm,
liêm, chính,
3. Cây ngay
bóng thẳng,
4. Áo rách
cốt cách
chí công, vô tư
cây cong
bóng vẹo
người thương
Bài tập 2
Bài tập 3: Em tán thành hay không tán thành với những việc nào sau đây? Vì sao?
Liêm Khiết
Định nghĩa
Biểu hiện
Ý nghĩa
Là một phẩm chất đạo đức tốt của con người.
Thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh lợi, không bận tâm những toán tính ích kỉ, nhỏ nhen.
Không gian lận trong mọi mặt
Không nhận hối lộ, quà cáp.
Luôn sống trong sạch
Làm cho con người thanh thản, được mọi người quý trọng
Góp phần làm cho XH trong sạch, tốt đẹp hơn
Bài 1: Em hãy nêu một số biểu hiện của hành vi liêm khiết trong đời sống hằng ngày?
Bài 2: Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính gì?
Bài 3: Hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính liêm khiết?
- Làm giàu bằng tài năng và sức lực lao động của mình.
- Không hối lộ, không tham nhũng
- Kiên trì, phấn đấu để đạt kết quả cao trong công việc, trong học tập.
Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Danh ngôn: Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
nguon VI OLET