TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ THUYẾT
MÔN GDCD 8
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY

2/ Hành vi nào sau đây thể hiện “không tôn trọng lẽ phải?
(Đánh dấu X)

a. Chấp hành tốt nội quy trường học. 
b. Chỉ làm những việc mà mình thích; không thì thôi. 
c. Dám phê phán những việc làm sai trái. 
d. Gió chiều nào che chiều ấy; cố gắng không làm mất lòng ai. 
* Kiểm tra bài cũ:
1/ Thế nào là tôn trọng lẽ phải?

Mạc Đỉnh Chi (1272-1346) quê ở huyện chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đỗ trạng nguyên, làm quan to nhưng gia đình vẫn nghèo. Có lần vua sai người ban đêm mang vàng đến để trước cửa nhà nhằm để thử lòng ông. Sáng hôm sau, khi vào chầu ông mang nộp vào kho. Nhà vua ngạc nhiên phán rằng: “Vàng ấy là của trời cho thì cớ sao lại không nhận”. Mạc Đỉnh Chi bẩm rằng: “Của cải không do mồ hôi, công sức của mình làm ra thì không phải là của mình”. Ông xin nộp vào ngân khố.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đỉnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đỉnh Chi lui.
Theo em việc làm của ông Mạc Đỉnh Chi đã thể hiện đức tính gì?
“ Liêm khiết”
Mạc Đỉnh chi là người liêm khiết. Vậy liêm khiết là gì? Liêm khiết có ý nghĩa gì? Chúng ta cần rèn luyện cho mình tính liêm khiết như thế nào? Bài học hôm nay thầy trò mình sẽ đi vào trả lời câu hỏi đó.
Gv: Lê Chí hữu
Liêm khiết
Tiết 2 Bài 2:
I. Đặt vấn đề
1. Ma-ri Quy-ri là một trong những người sáng lập ra học thuyết về phóng xạ. Bà đã cùng chồng là Pie Quy-ri phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới là: Pô-lô-ni và ra-đi từ bãi thải quặng u-ra-ni… Các sản phẩm khoa học của bà không chỉ có giá trị to lớn về mặt khoa học mà còn có giá trị cả về mặt kinh tế: 1 gam ra-đi do bà chiết ra được từ quặng u-ra-ni trị giá 750.000 phrang vàng ( tương đương 100.000 đô la Mĩ vào thời đó) và quy trình chiết tách đó bà hoàn toàn được độc quyền sở hữu.
Nhiều người khuyên ông bà Ma-ri Quy-ri giữ bản quyền phát minh vì đó là mối lợi lớn trong lúc gia đình bà mỗi năm thiếu 3.000 ph-rang. Song, hai nhà khoa học vui long sống túng thiếu và sẵn sang gửi quy trình chiết tách ra-đi cho những ai cần tới. Bà đã gửi biếu tài sản lớn nhất của mình là 1 gam ra-đi cho Viện Nghiên cứu ứng dụng ra-đi để chữa bệnh ung thư.
Sau khi Pie Quy-ri qua đời đột ngột (do tai nạn), Chính phủ Pháp đề nghị bà nhận một khoản trợ cấp của Nhà nước, nhưng bà đã kiên quyết từ chối: “Tôi còn khỏe và đủ sức nuôi con. Xin dành khoản tiền đó cho trẻ mồ côi…”.
Tháng 5 năm 1920, khi biết Ma-ri cần đến 1 gam ra-đi để nghiên cứu một đề tài khoa học nhưng không thể có tiền để mua nó, một nữ kí giả n
gười Mĩ đã lập hội quyên góp tiền mua tặng Ma-ri 1gam ra-đi và đích thân Tổng thống thứ 29 của nước Mĩ đã trao tặng cho bà cùng với một chứng thư. Song, Ma-ri đã đề nghị sửa lại chứng thư với nội dung ghi rõ: món quà đó là tặng cho phòng thí nghiệm chứ không phải cho cá nhân bà vì bà muốn gam ra-đi quà tặng đó sẽ mãi mãi thuộc về khoa học chứ không phải là tài sản riêng để các con bà thừa kế.
(Phỏng theo cuốn Nhà bác học và án tử hình
NXB Thanh niên, Hà Nội, 1997)
2. Dương Chấn được bổ đi làm Thái thú quận Đông Lai. Lúc đi nhậm chức ở đất Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật- người được ông tiến cử, mời vào yết kiến, rồi đợi đến đêm đem vàng đến lễ.
Dương Chấn bảo: “Trước tôi biết ông là người khá mới tiến cử ông. Thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi còn đem vàng đến cho tôi ư?”.
Vương Mật cố nài và thưa rằng: “Xin ngài cứ nhận cho. Bây giờ đêm khuya không ai biết”.
Dương Chấn nói: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao lại bảo là không ai biết?”.
Vương Mật nghe nói, xấu hổ đi ra.
(Theo Cổ học tinh hoa,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002)


3. Khi nhận xét về Hồ Chủ tịch, một nhà báo người Mĩ đã viết: “Sức mạnh vĩ đại của Cụ Hồ là ở chỗ Cụ vẫn sống như những người Việt Nam bình thường. Cụ đã khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thống chế, những ngôi sao của các đại tướng. Trong c một đời, tuy quan hệ với nhiều người phương Tây đầy quyền uy, nhưng Cụ đã chọn con đường khác hẳn con đường của họ. Cụ vẫn là một người Việt Nam sống trong sạch, liêm khiết…”.
(Phỏng theo Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh,
NXB Thanh niên, Hà Nội, 1985)
MARIE CURIE
(1867 - 1934)
PIERRE CURIE
(1859 - 1906)
I. Đặt vấn đề
? 1: Em hãy cho biết Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ có cách xử sự như thế nào?
? 2: Em có nhận xét gì về cách xử sự trong ba trường hợp trên?
* Mary Quyri:
- Không giữ bản quyền phát minh
Biếu 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệnh ung thư
- Không nhận món quà của tổng thống mà dành nó cho viện nghiên cứu khoa học
-> Là người không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với GĐ và xã hội.
* Dương Chấn:
- Được Vương Mật đem vàng đến lễ nhưng ông không nhận
-> Không hám lợi.

* Bác Hồ:
- Bác sống như người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói…
-> Bác là người trong sạch

Hồ Chí Minh (19/5/1890-2/9/1969)
Cuộc đời của người là tấm gương sáng chói cho mỗi chúng ta về thực hành liêm khiết. Nhớ Bác, chúng ta ghi sâu và thực hiện lời dạy Bác.
Trên Báo Cứu Quốc ngày 01/06/1949, Người đã chỉ ra rằng “Liêm” là sống trong sạch, không tham lam. Người cũng phân tích rõ, người tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Liêm phải đi đôi với kiệm. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Do bất liêm mà đi đến trộm cắp, dù không công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp.
Liên hệ thực tế hiện nay, ta thấy thực hành liêm khiết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc cần hơn bao giờ hết. Người đã chỉ ra rằng: “Để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên”. Nghĩa là, cán bộ phải gương mẫu thực hành liêm khiết trong cuộc sống, trong thi hành công vụ. “Quan tham vì dân dại”, Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù không Liêm cũng phải hóa ra Liêm. Nhân dân phải biết kiểm soát cán bộ, giúp cấn bộ thực hiện Liêm. Pháp luật phải nghiêm khắc, thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, không phân biệt kẻ đó có chức tước, địa vị to hay nhỏ.
Tiết 2 Bài 2:
Liêm khiết
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Từ những tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu thế nào là Liêm khiết?
Khái niệm
Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Nhặt được của rơi trả lại người mất
Vào ngày 1/12/2018, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Duy tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là anh Ngô Thanh Tài đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.
Tính liêm khiết đáng khen của nhân viên khách sạn

​Như thường ngày, vào cuối ca trực chị Võ Thị Nga, tổ trưởng tổ quản lý cà phê Thiên Đường đảo một vòng kiểm tra trong quán. Khi đến một bàn nằm khuất phía sau tấm rèm, thật bất ngờ, chị bắt gặp một túi ni lông to nằm trên ghế. Ngay lập tức, chị gọi điện mời bảo vệ đến chứng kiến. Khi bao ni lông được mở, mọi người ngỡ ngàng trước những cọc tiền VND, đô la Mỹ.
Một lần khác, cũng vào giờ cuối ca, chị Võ Thị Nga lại nhặt được một bóp da của khách bỏ lại trên ghế. Chị mời mọi người đến giám sát và mở túi ra kiểm tra thì phát hiện bên trong có 1 điện thoại di động hiệu Vertue vào thời giá lúc đó khoảng 15.000 USD, một cây bút cẩn viên kim cương và 2 quyển séc đã ký sẵn của một doanh nhân là chủ một ngân hàng trong nước.
Trước đó, cũng đã nhiều lần Võ Thị Nga nhặt được khi thì 2.000 USD, khi thì cả cọc tiền có giá trị hàng trăm triệu đồng. Tất cả các lần như vậy, chị đều tìm cách liên lạc cho người mất đến nhận lại.
Còn chị Phạm Thu Dung, nhân viên tiệc hội nghị khi vào ca làm việc đã tình cờ phát hiện 2 giỏ xách của khách đến dự họp từ hôm trước vô ý bỏ lại. Dù không có ai hay biết, song chị vẫn chủ động đem nộp bảo vệ. Bên trong 2 giỏ xách là tiền, nữ trang và một máy laptop của một nữ doanh nhân giàu có.
Chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ sau, chị đã liên lạc được chủ nhân có 2 giỏ xách trên đến nhận lại. Ở khách sạn Rex, ai cũng bảo chị “có duyên” nhặt được của rơi là laptop túi xách, vàng, đô la... Trong hơn 2 năm làm việc tại khu vực tiệc hội nghị, có đến gần chục lần chị thấy của rơi mà không tham.
2. Biểu hiện
TRÒ CHƠI: ĐỘI NÀO NHANH HƠN
- Chọn 2 đội: Mỗi đội 5 thành viên
+ Đội 1 tìm những biểu hiện của liêm khiết
+ Đội 2 tìm những biểu hiện của không liêm khiết
Trong vòng 3 phút đội nào ghi được nhiều đáp án đúng là đội thắng cuộc.
2. Biểu hiện:
- Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân…
* Trái với liêm khiết: tham lam, làm giàu bất chính.
Ví dụ: Tham nhũng, sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích các nhân, hối lộ…
Trịnh Xuân Thanh nhận mức án tù chung thân vì tội tham ô tài sản.
Hồ Thị Kim Thoa vi phạm quy định về quản lí, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
3. Ý nghĩa:
Làm cho con người sống thanh thản, tự tin, sống có trách nhiệm.
Nhận được sự quý trọng, tin cậy.
Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
Tình huống: Trên đường đến trường, hai bạn HS nhặt được 1 chiếc ví trong đó có rất nhiều tiền và các loại giấy tờ.
* Yêu cầu:
Nhóm 1: Sắm vai thể hiện sự liêm khiết.
Nhóm 2: Sắm vai thể hiện sự không liêm khiết.
* Câu hỏi:
Qua tình huống trên, em hãy cho biết học sinh chúng ta cần rèn luyện những đức tính gì để trở thành người liêm khiết?
4. Cách rèn luyện
- Sống trung thực thẳng thắn không hám danh lợi.
- Làm việc bằng chính tài năng sức lực của mình
Làm việc có trách nhiệm vô tư không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
Không lấy của tập thể, của người khác.
5. Bài tập
Bài 1/trang 8/sgk: Những hành vi nào sau đây là “ không” liêm khiết Vì sao?
a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.
g) Tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.
e) Chỉ làm những việc khi thấy có lợi cho mình.
d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình.
c) Làm bất kỳ việc gì để đạt đươc mục đích.
b) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc.
-> Vì đây là những hành vi thể hiện lối sống không trong sạch chỉ biết nghĩ đến minh.
Bài tập 2/trang 8/sgk: Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào? Vì sao?
a)
a) Bạn B đến xin cô giáo nâng điểm thi cho mình.
b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

- Không tán thành việc làm a, c. Vì bạn Bích vì lợi ích bản thân đã làm những việc không đúng, còn cán bộ kiểm lâm đã có hành vi tham lam, vi phạm pháp luật.

Bài 2:
- Tán thành việc làm b, d. Vì việc làm của ông Lâm là không tham ô nhận hối lộ, việc làm của nhân viên khách sạn thể hiện không hám lợi.
Bài tập 5/trang 8/sgk: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính “Liêm khiết”?
- Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học nội dung bài học.
- Làm bài tập 3 và 4 trong sgk/trang.8
- Chuẩn bị bài 3: “Tôn trọng người khác”
+ Đọc trước phần truyện đọc.
+ Trả lời những câu hỏi gợi ý.
+ Lấy ví dụ minh họa về tôn trọng người khác.
Xin chào
và hẹn gặp lại!
Gv: Lê Chí Hữu
nguon VI OLET