Nhiệt liệt chào mừng các em học sinh
HỌC TIẾT ONLINE GDCD 8
GV dạy: Nguyễn Thị Phượng Linh
Bằng kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau.
Câu 1: Lẽ phải là gì ?
a) Những điều coi rằng là đúng đắn
b) Phù hợp với đạo lí
c) Lợi ích chung của xã hội
d) Cả a,b,c đều đúng
Câu 2 : Tôn trọng lẽ phải là gì?
Công nhận,ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn
Biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực
Chấp nhận những việc làm sai trái
Ý a,b đúng
* Ý nghĩa tôn trọng lẽ phải :
+Giúp mọi người có cách ứng xử tốt
+Lành mạnh mối quan hệ ở xã hội
+ Góp phần nâng cao xã hội
-Mạc Đỉnh Chi (1284-1361) quê ở Lam Sơn- Hải Dương .Đỗ trạng nguyên , làm quan to nhưng gia đình vẫn nghèo .Có lần vua sai người ban đêm mang vàng đến để trước cửa nhà nhằm để thử lòng ông . Sáng hôm sau , khi vào chầu ông mang nộp vào kho . Nhà vua ngạc nhiên phán rằng : “ Vàng ấy là của trời cho thì cớ sao lại không nhận “ . Mạc Đỉnh Chi bẩm rằng : “ Của cải không do mồ hôi , công sức của mình làm ra thì không phải là của mình “. Ông xin nộp vào ngân khố .
Theo em việc làm của ông Mạc Đỉnh Chi đã
thể hiện đức tính gì ?
“ Liêm khiết “
Tiết 2 - Bài 2

LIÊM KHIẾT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Em hãy cho biết Ma-ri Quy-ri , Dương Chấn, Bác Hồ có cách cư xử như thế nào ?
Ma-ri Quy-ri (1867-1934)
MARIE CURIE
(1867 - 1934)
PIERRE CURIE
(1859 - 1906)
Hồ Chí Minh (19/5/1890-2/9/1969)
*Mary Quyri:
- Gởi biếu 1 gam Radi trị giá 100.000 đôla.
- Từ chối khoản trợ cấp của chính phủ.
 Không tham lam , vụ lợi .
*Dương Chấn :
-Không nhận của biếu, của đút lót .
Không hám lợi .
*Bác Hồ :
-Từ chối nhà cửa đồ sộ ,
những bộ quân phục đắt tiền….
Sống trong sạch .
Kết luận
-Cách xử sự của cả ba nhân vật đều là tấm gương đáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Khái niệm:
Thế nào là liêm khiết?
- Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Theo em, sống liêm khiết là sống “nghèo” sống “hèn” đúng hay sai? Vì sao?
2. Biểu hiện:
Nêu một số biểu hiện của liêm khiết?
- Không tham lam.
- Không tham ô tiền bạc, tài sản chung.
- Không nhận hối lộ.
- Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân.
- Không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân.
Theo em, trái với liêm khiết là gì?
Trái với liêm khiết:
-Tham lam, tham nhũng.
-Làm giàu bất chính: sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích riêng của cá nhân.
Trong học sinh liêm khiết được thể hiện như thế nào?
Liêm khiết:
-Trung thực trong học tập….
-Không chạy điểm…
-Biết phấn đấu trong học tập, có ý thức xây dựng tập thể tốt để có môi trường học tập tốt.
-Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè…
3. Ý nghĩa:
- Làm cho con người thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
-Cây ngay không sợ chết đứng.
-Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cây thẳng, bóng ngay
Cây cong bóng vẹo.
-Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Ca dao, tục ngữ, danh ngôn
III.LUYỆN TẬP
Xử lí tình huống :
-Bạn A không học bài,làm bài bị lớp trưởng ghi tên để báo cho cô chủ nhiệm.
A cho lớp trưởng một cái vòng tay mới của mình và yêu cầu không cho cô biết chuyện này.
Câu hỏi : Lớp trưởng nên làm gì? Vì sao?
- Lớp trưởng không nhận món quà này vì đây là hành động hám danh lợi  Không liêm khiết
“Bài tập “
+Bài tập 1 : Những hành vi nào sau đây là “ không
Liêm khiết “Vì sao?
a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.
g) Tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.
e) Chỉ làm những việc khi thấy có lợi cho mình.
d) Sẳn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình.
c) Làm bất kỳ việc gì để đạt đươc mục đích.
b) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc.
Kết quả:
c - d - e
Vì :
toan tính nhỏ nhen,ích kỷ.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
nguon VI OLET