GV: Phạm Trung Thành
Giáo dục công dân 8
Câu 1. Em hãy tìm 5 hành vi của học sinh thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Câu 2. Tìm 3 hành vi của học sinh thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải.
KIỂM TRA BÀI CŨ
TÌNH HUỐNG
Em Hải ở thành phố Hải Phòng nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại người mất.
Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật.
Giám đốc hải quan tỉnh A không nhận hối lộ của những người buôn lậu qua biên giới.
Đó là những người có lối sống trong sạch, không tham lam, không tham ô lãng phí, không hám danh, hám lợi => Liêm khiết
Những hành vi trên thể hiện đức tính gì ?
Bài 2: LIÊM KHIẾT
I. Đặt vấn đề
Thảo luận
Câu 1: Tìm hành vi thể hiện việc làm của bà Mari Quyri. Những hành vi đó thể hiện đức tính gì?
Câu 2: Hãy nêu hành động của Dương Chấn. Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Câu 3: Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? Những tình huống đó thể hiện đức tính gì?
Bà đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế.
Không giữ bản quyền phát minh mà vui lòng sống túng thiếu, sẵn sàng gửi qui trình chiết tách Ra- đi cho ai cần tới.
Bà gửi biếu tài sản lớn là 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng chữa ung thư.
Không nhận quà của tổng thống và bạn bè mà dành cho việc nghiên cứu khoa học.
Bà Mari Quyri không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
Dương Chấn nhà kiến thiết thời Đông Hán được bổ đi làm quan thái thú quận Đông Lai.
Vương Mật - người được ông tiến cử mang vàng đến lễ nhưng ông không nhận.
Hành động của Dương Chấn thể hiện đức tính thanh cao, vô tư và không hám lợi.
Hành động của Bác Hồ được đánh giá
Cụ Hồ sống như người Việt Nam bình thường, khước từ vật chất. Cụ chính là người Việt Nam trong sạch, liêm khiết.
Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung?
Những cách cư xử trên đều có điểm chung giống nhau: thể hiện lối sống thanh tao, không vụ lợi, hám danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm và cùng thể hiện đức tính liêm khiết.
Bài 2: LIÊM KHIẾT
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
Vậy để hiểu rõ thêm về liêm khiết là gì chúng ta vào phần nội dung bài học.
Em hiểu liêm khiết là gì?
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỷ.
Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan mà không đục khoét dân gọi là Liêm. Chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp… Ngày nay, nước ta là nước dân chủ công hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm. Hồ Chí Minh
…Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon sống yên đều là bất Liêm.
Người cán bộ cậy thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư;
Người buôn bán, mua 1 bán 10 hoặc mua gian bán lận, chợ đen, chợ đỏ, tích trữ đầu cơ;
Người có tiền cho vay cắt cổ bóp hầu bóp họng đồng bào;
Người làm ruộng không ra công đào mương mà lấy cắp nước ruộng của nhà láng giềng;
Người làm nghề (bất kì nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào;
Người cờ bạc chỉ mong xoay của người làm của mình…
Đều là tham lam, đều là bất Liêm.
Dìm người giỏi để giữ địa vị danh tiếng của mình là tham danh địa vị.
Gặp việc mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham dật úy lao. ( tham việc nhàn nhã,tránh việc khó nhọc.)
Gặp giặc mà rụt rè, không dám làm là tham sanh úy tử. ( Tham sống sợ chết)
Đều trái với chữ Liêm.
Cụ Khổng Tử nói “ Người mà không Liêm, không bằng súc vật”.
Cụ Mạnh Tử nói: “ Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.
Hồ Chí Minh
Bài 2: LIÊM KHIẾT
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
Nêu những hành vi biểu hiện đức tính liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày?
- Hành vi biểu hiện liêm khiết:
+ Làm giàu bằng sức lao động và tài năng của mình. (làm giàu chính đáng)
+ Không móc ngoặc hối lộ, không làm ăn gian lận
+ Nhiều doanh nghiệp trẻ kiên trì phấn đấu vươn lên, thành đạt làm giàu cho đất nước.
2. Biểu hiện
Nêu những hành vi trái với liêm khiết?
- Hành vi biểu hiện không liêm khiết:
+ Lợi dụng chức quyền nhận hối lộ, tham ô.
+ Làm bất cứ việc gì miễn là đạt được mục đích…
Bài 2: LIÊM KHIẾT
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
Nêu ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống?
2. Biểu hiện
3. Ý nghĩa
Giúp con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
Góp phần làm xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
LIÊN HỆ BẢN THÂN
Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, chúng ta cần làm gì?
Bài 2: LIÊM KHIẾT
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
Học sinh có trách nhiệm như thế nào?
2. Biểu hiện
3. Ý nghĩa
Thật thà, trung thực ở mọi ứng xử của mình trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội.
Trung thực trong kiểm tra thi cử, không quay cóp.
Kiên trì phấn đấu để đạt được hoài bão, ước mơ, làm giàu bằng chính sức lực của mình.
Luôn cảnh giác với những hành vi bất liêm của mình.
4. Trách nhiệm của học sinh
Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết? Vì sao?
A. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình;
B. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích;
C. Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc;
D. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình;
Đ. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn;
E. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi;
G. Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.
Bài tập 1
III. Luyện tập
B
E
D
Bài tập 2
Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao?
A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn toán cho mình.
B. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
C. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
D. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.
B
D
Học bài, làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị mới: Tôn trọng người khác.
DẶN DÒ
Hen gặp lại các em vào tiết sau
nguon VI OLET