LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000).
( Tiết 1)
CHƯƠNG II – BÀI 2
Búp bê Matryoska
1945
1950
1970
1991
Khôi phục
kinh tế
Xây dựng
CNXH
Khủng hoảng

Sụp đổ
I - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1, Liên Xô
2000
Liên Bang Nga
I - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1, Liên Xô
* Hoàn cảnh lịch sử
 Cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã để lại cho Liên Xô những hậu quả gì?
- Sau CTTGII, Liên Xô chịu tổn thất nặng nề : 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 xí nghiệp bị tàn phá...
* Hoàn cảnh lịch sử
- Chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh: 27 triệu người chết, hàng nghìn thành phố, xí nghiệp bị tàn phá..
- Bị các nước đế quốc ra sức chống phá.
* Thành tựu:
*1946-1950: Hoàn thành kế hoạch 5 năm – khôi phục kinh tế
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô 1949
KURCHATOV
Liên Xô thử thành công bom nguyên tử
7h sáng 29/8/1949, Liên Xô tiến hành vụ thử bom hạt nhân đầu tiên và thành công, trở thành quốc gia thứ hai có vũ khí nguyên tử sau Mỹ. Quả bom plutonium này, mang mã số RDS-1, được chế tạo tại thành phố hạt nhân Ozersk và thử tại bãi thử Semipalatinsk (Kazakhstan). Nó phát nổ với sức mạnh tương đương 22.000 tấn.Nhà hóa học từng đoạt giải Nobel năm 1944 Otto Hahn nhận định việc Liên Xô có vũ khí hạt nhân là “một điều tốt” bởi nó tạo một thế cân bằng tương đối về tiềm lực hạt nhân trong thời kỳ sau Thế chiến II.
Việc chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử 1949
Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Tạo sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa XHCN với TBCN
 * Ý nghĩa:
là nền tảng vững chắc để Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng CNXH trong giai đoạn tiếp theo.
b. Liên Xô tiếp tục XD CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
-.Biện pháp
Thực hiện kế hoạch 5 năm và đạt nhiều thành tựu:
b. Liên Xô tiếp tục XD CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
Kinh tế
Công nghiệp: thành cường đứng thứ 2 trên TG. Có sản lượng cao vào loại nhất TG: dầu mỏ, than, thép Đi đầu CN hạt nhân, vũ trụ.
Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm đạt 16%
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 Liên Xô đạt thành tựu gì về kinh tế?
Nhà máy điện hạt nhân Obninsk là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Sản xuất nông nghiệp
b. Liên Xô tiếp tục XD CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
Khoa học – Kĩ thuật
1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
1961 phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 Liên Xô đạt thành tựu gì về Khoa học – kỹ thuật?
VỆ TINH NHÂN TẠO
Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik vào vũ trụ năm 1957, biến nó thành vật thể nhân tạo đầu tiên bay quanh trái đất
Vệ tinh nhân tạo Sputnik
4/10/1957, kỷ nguyên không gian bắt đầu khi các nhà khoa học Liên Xô đã vượt mặt người Mỹ, phóng Sputnik - vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người vào vũ trụ. Sputnik có nghĩa là "bạn đồng hành" đã được phóng đi từ Kazakhstan
Chú chó Laika (3 tuổi) từ Moscou chính là sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngày 3/11/1957, tại sân bay vũ trụ Baikonur, Sputnik-2 được phóng lên quỹ đạo trái đất, mang theo Laika.
Năm 1961, Liên xô phóng tàu vũ trụ đầu tiên đưa con người vòng quanh trái đất. Trong chuyến bay có người lái đầu tiên vào vũ trụ, có ba phi hành gia được lựa chọn là Yuri Gagarin (bay chính), Gherman Titov và Grigori Nelyubov.
b. Liên Xô tiếp tục XD CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
Xã hội
Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động trong cả nước, trình độ học vấn của người dân được nâng cao.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 Liên Xô đạt thành tựu gì về xã hội?
b. Liên Xô tiếp tục XD CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
Đối ngoại:
Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc,
Chủ trương duy trì hoà bình an ninh TG
Giúp đỡ các nước XHCN.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
- Ý nghĩa thành tựu:
+ Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quốc phòng.
+ Cũng cố tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết.
+ Nâng cao uy tín và vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế.
+ Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của mĩ và đồng minh của Mĩ.
+ Liên xô thành trì của hòa bình, chỗ dự của cách mạng thế giới.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?
A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.
C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.
D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Câu 2. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã
A. phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
B. làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. buộc các nước phương Tây phải nể sợ.
D. khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 1. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã
A. cân bằng lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô.
B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học -kĩ thuật Xô viết.
C. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
D. Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân.
Câu 2. Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đã trở thành
A. nước đầu tiên trên thế giới đưa người đặt chân lên Mặt Trăng.
B. nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số 1 thế giới.
C. nước đi đầu trên thế giới trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai.
D. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ)
Câu 3. Cho các sự kiện:
1).Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
2). Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
3). Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới.
4). Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về những thành tựu của Liên Xô.
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 2, 3. C. 2, 3, 1, 4. D. 2, 1, 4, 3.
Câu 4. Nội dung nào không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Bảo vệ hòa bình thế giới.
B. Mở rộng liên minh quân sự ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh.
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
HẾT TIẾT 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000).
( Tiết 2)
CHƯƠNG II – BÀI 2
2. Các nước Đông Âu (Đọc SGK).
2. Các nước Đông Âu (Đọc SGK).
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.(Tự đọc)
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.


Quan hệ kinh tế khoa học - kĩ thuật
8/1/1949- thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Quan hệ chính trị - quân sự
14/5/1955 thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến 1991.
1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. (đọc thêm SGK).
2. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. (đọc thêm SGK
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở LX và các nước Đông Âu
Nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
Nguyên nhân
Đường lối  lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho  sản xuất trì  trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
 Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
 Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
“Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc
Vladimir Vladimirovich Putin
TỔNG BÍ THƯ CUỐI CÙNG CỦA LIÊN XÔ GORBACHEV (1985 – 1991)
4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Đây là sự sụp đổ của một mô hình XHCN chưa khoa học, bước lùi tạm thời của CNXH. Vì vậy cần phải xây dựng mô hình CNXH khoa học, nhân văn, phù hợp với điều kiện khách quan, hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời cảnh giác với sự phá hoại từ bên ngoài.

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu để lại nhiều bài học cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách và đổi mới, nhằm xây dựng chế độ XHCN nhân văn hơn, vì hạnh phúc của con người.
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ LB NGA
DT: 17,07 triệu km2 (thứ nhất TG)
DS: 142.893.540 người (2006 - thứ 7 TG)
TĐ: Mat-xcơ-va
GDP: 979 tỉ usd (2006 – thứ 11 TG)
GDP/ng: 6856 usd (2006 – thứ 56 TG)
1991
1995
2000
Tốc độ tăng trưởng âm
Dần phục hồi và phát triển
Từ 1991, Liên Bang Nga là “quốc gia kế tục liên xô”
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
III- LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Em hãy nêu những nét chính về tình hình Liên Bang Nga từ 1991 đến nay?
Khái quát:
Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng thống Enxin, Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng.

2. Về kinh tế
Nền kinh tế của LBN phát triển như thế nào?
- 1990 – 1995: GDP luôn âm.
- Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, năm 1997 đạt tăng trưởng kinh tế 0,5%, năm 2000 là 9%.
Tổng thống thứ hai và thứ tư
Của Liên bang Nga V.Putin
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
Từ 1996-2000, từng bước phục hồi và tăng trưởng. Đặc biệt là khi putin lên tổng thổng (2000-2008) bộ mặt của LBN có những khởi sắc, vị thế của LBN cũng dần dần được khôi phục trên trường quốc tế.
3. Về chính trị
- 12/1993: Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành , qui định thể chế Tổng thống Liên bang.
Đối mặt với xung đột sắc tộc, tranh chấp giữa các đảng phái.
- Từ năm 1992 – 1999, Tổng thống Enxin, nước Nga đứng trước hai thử thách lớn:
+ Tình trạng không ổn định về chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái.
+ Những cuộc xung đột sắc tộc (Trecxia…).
- Từ năm 2000, V. Putin làm Tổng thống, nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình xã hội ổn định; nhưng vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố,...
4. Về đối ngoại
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
- Từ 1991, LBN là “quốc gia kế tục liên xô”
+ Về kinh tế: Từ năm 1990-1995 kinh tế bị suy thoái đến năm 1996 kinh tế được phục hồi và phát triển.
+ Về chính trị: Liên Bang Nga theo thể chế Tổng thống liên bang; Đối phó với tình trạng xung đột giữa các đảng phái, tôn giáo, sắc tộc
+ Về đối ngoại: Chính sách đa phương (vừa tăng cường quan hệ với các nước phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á)
1992
1993
2000
Định hướng Đại Tây Dương
Định hướng Âu - Á
WTO
LB Nga tham gia nhiều tổ chức kinh tế quan trọng
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
Tổng thống Vladimir Putin và chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng duyệt đội danh dự, khi ông tới thăm Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 1/3/2001, một năm sau khi đảm nhận vai trò lãnh đạo nước Nga
Tổng thống Nga cùng các lãnh đạo APEC mặc trang phục truyền thống của Việt Nam để chụp ảnh kỷ niệm
(tháng 1 - 2006)
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
Tổng thống Putin và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang duyệt đội danh dự tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. (Tháng 11-2013)
Tổng thống Putin đã không thăm chính thức Việt Nam sau Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 (Tháng 11-2017)
Bài 2: Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
III. Liên Bang Nga 1991-2000
Bộ trưởng Tô Lâm cùng Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga N.Pa-tru-sép chụp ảnh lưu niệm (Tháng 3-2021)
Củng cố
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000).
- I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70
Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70) đạt nhiều thành tựu to lớn.
- II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991
- Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
III. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
- Khái quát chung về Liên Bang Nga.
- Tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Liên Bang Nga.
- Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga phản ánh xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay.
nguon VI OLET