TRƯỜNG THCS TÂN THẠNH
Bài 2
GV: Đinh Thị Lài
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG
NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết
Quá trình khủng hoảng của Liên Xô?
Hậu quả
Nguyên nhân
Em hãy tìm hiểu, thảo luận
các câu hỏi sau?
Khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ nổ ra vào năm 1973, chính phủ Hà Lan quyết định ban bố lệnh cấm ô tô lưu thông vào Chủ Nhật hàng tuần (gọi là “Car-free Sunday”). Nhiều người dân Hà Lan đã phải chọn cách đi bộ, đi xe đạp, hoặc cưỡi ngựa.
1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết
a. Nguyên nhân:
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nền kinh tế xã hội của Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm dần vào khủng hoảng: Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp không tăng, đời sống nhân dân khó khăn, lương thực và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu ngày càng khan hiếm, tệ nạn quan liêu, tham nhũng trầm trọng...
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (phiên âm tiếng Việt: Mi-kha-in Goóc-ba-chốp)
Gooc-ba-chốp sinh ngày 2/3/1931, từng là nhà lãnh đạo Liên bang Xô Viết từ năm 1985 đến 1991. Những nỗ lực cải cách của ông giúp chấm dứt chiến tranh lạnh, nhưng cũng góp phần kết thúc quyền uy tối cao của Đảng cộng sản và giải thể Liên bang Xô Viết
b. Quá trình khủng hoảng:
- Tháng 3 1985, Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Do thiếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế tắc. Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn: bãi công, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, tệ nạn xã hội gia tăng...

c. Hậu quả:
-Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt.
-Ngày 21 - 12 - 1991, 11 nước cộng hoà kí hiệp định về giải tán Liên bang, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (viết tắt là SNG).
-Tối 25 - 12 - 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
Môn-đô-va
Ác-mê-ni-a
A-déc-bai-gian
Cư-rơ-gư-xtan
Tát-gi-ki-xtan
Ucrai-na
Nga
Bê-lô-rút-xi-a
Ca-dắc-xtan
U-dơ-bê-ki-xtan
Tuốc-mê-ni-xtan
Lược đồ các nước SNG
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
Cuộc khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu đưa đến những tổn thất gì?
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
- Chính quyền mới ở các nước Đông Âu đều tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thực hiện đa nguyên về chính trị và chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữu. Tên nước thay đổi, nói chung đều gọi là các nước cộng hoà.
- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa. (ngày 28 - 6 - 1991, SEV ngừng hoạt động và ngày 1 - 7 - 1991, Tổ chức Hiệp ước Vácsava giải tán).
- Đây là những tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở các nước.

Bài Tập:

Em hãy chọn vào câu trả lời em cho là đúng nhất


Câu 1. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 2. Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của tk XX vì
A. đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.
B. đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.
C. cải tổ để sớm áp dụng thành tựu KH-KT thế giới.
D. các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước luôn chống phá
Câu 3. Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. Không tiến hành những cải cách về kinh tế và xã hội.
D. Có cải cách kinh tế, chính trị nhưng chưa triệt để.
Câu 4. Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào?
A. Do "khép kín" cửa trong hoạt “ộng.
B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu
C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Liên hệ những đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
+ Học bài cũ, xem tiếp Bài 3: Quá trình phát triển phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.

nguon VI OLET