NỘI QUY LỚP HỌC TRỰC TUYẾN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Môn GDQP AN
Giáo viên Nguyễn Sỹ Cường
CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI LỚP HỌC
TRỰC TUYẾN!
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của
Luật làm cơ sở để thực hiện đúng
trách nhiệm.
2. Yêu cầu: Xác định thái độ học tập
đúng đắn, ghi chép bài …
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
Nội dung: Nội dung cơ bản của Luật
. Trọng tâm: Nội dung cơ bản và trách nhiệm của học sinh
III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Lấy lớp học làm đơn vị giảng dạy, tổ thảo luận
2. Phương pháp
- Giáo viên: Thuyết trình, vấn đáp, hình minh họa (Online)
-Học sinh: Lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi
(Online)
IV. ĐỊA ĐiỂM PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Phòng học tập cá nhân
2. Phương tiện:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, Luật, Máy tính có kết nối internet
- Học sinh: sách, vở, thiết bị thu phát có kết nối internet
Bài 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG BÌNH
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giáo viên Nguyễn Sỹ Cường
Tổ TD GDQPAN
I.SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NVQS
G?m 3 n?i dung:
1.Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước , chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân

2.Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

3.Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước

1.Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân
Em hãy kể tên vài cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc của ông cha ta?
- Chế độ tòng quân trong kháng chiến cống TD Pháp và đế quốc Mỹ góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội
- Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1958 đã ban hành Luật quy định về chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và năm 1960 ban hành Luật nghĩa vụ quân sự.
2.Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Điều 77 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”

NVQS là một trách nhiệm thiêng liêng, tự tôn dân tộc của người Việt Nam từ ngàn xưa. Cần tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha ông, giữ vững biên cương, xây dựng nước Việt Nam ngày càng hào hoa, giàu đẹp
3.Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước
Nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam ta: “Sẵn sàng chiến đấu,chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,chế độ, bảo vệ Đảng, Chính quyền cách mạng,bảo vệ nhân dân đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước”
II- Nội dung cơ bản của Luật nghĩa vụ quân sự:
Gồm 3 nội dung:
Giới thiệu khái quát về Luật:
Nội dung cơ bản của Luật nghĩa vụ quân sự:
Trách nhiệm của học sinh:
Luật NVQS 2015 cấu trúc gồm: Lời nói đầu, 11 Chương, 71 Điều.
1.Giới thiêu khái quát về Luật
Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi 2015) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ chín (ngày 19-6-2015)
Luật có hiệu lực thi hành từ: 1/1/2016
Chương I:NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (điều 1- điều 11)

N?i dung ch? y?u l� quy?n v� nghia v? c?a cụng dõn, trỏch nhi?m c?a cỏc co quan, t? ch?c chớnh tr?, nh� tru?ng v� gia dỡnh trong d?ng viờn, giỏo d?c v� t?o di?u ki?n d? cụng dõn th?c hi?n nghia v? quõn s?.
Chương II:Việc phục vụ tại ngũ của hạ sỉ quan và binh sĩ (điều 12- điều 16)

Quy d?nh v? d? tu?i g?i nh?p ngu v� th?i gian ph?c v? t?i ngu c?a h? si quan v� binh si
Chương III:Về việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ(điều 17-điều 20)
Chương IV: NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ (điều 21- điều 36)
Chương V: VIỆC PHỤC VỤ CỦA HẠ SIXQUAN VÀ BINH SĨ DỰ BỊ(điều 37 – điều 44)
Chương VI: ViỆC PHỤC VỤ CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP( điều 45- điều 48)
Chương VII: NGHĨA VỤ QUYỀN LỢI CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀDỰ BỊ(điều 49- điều 57)
Chương VIII:ViỆC ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ(điều 58- điều 62)
Chương IX: ViỆC NHẬP NGŨ THEO LỆNH TỔNG ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ, ViỆC XuẤT NGŨ THEO LỆNH PHỤC VIÊN(điều 63-điều 68)
CHƯƠNG X: XỬ LÝ CÁC VI PHẠM( điều 69)
CHƯƠNG XI: ĐiỀU KHOẢN CuỐI CÙNG( điều 70- điều 71)
2. Nội dung cơ bản của Luật NVQS

a) Những quy định chung
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
- Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ:

+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

+ Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

+ Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội.

+ Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hóa, kĩ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỉ luật và thể lực.



Việc phục vụ tại ngũ thuộc về tất cả công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp công dân không được làm NVQS
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

b) Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ
+ Huấn luyện quân sự phổ thông: Là nội dung chủ yếu của việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, được huấn luyện tốt để tiếp thu chương trình huấn luyện cơ bản của người chiến sĩ.

+ Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội: Được tiến hành trong các trường dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường đại học.

+ Đăng kí nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khỏe đối với công dân nam đủ 17 tuổi.
CỦNG CỐ
Câu 1: Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội ban hành lần đầu vào năm nào?
A.1960
B.1961
C.1962
D.1963
Câu 2: Đối tượng nam đăng ký nghĩa vụ quân sự từ đủ bao nhiêu tuổi?
A.Từ đủ 16 tuổi
B.Từ đủ 17 tuổi
C.Từ đủ 18 tuổi
D.Từ đủ 19 tuổi
Câu 3: Luật nghĩa vụ quân sự được sửa đổi, bổ sung gần đây nhất vào năm nào?
A.2015
B.2016
C.2017
D.2018
Câu 4: Những đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
A.Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
B.Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
C.Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
D.Cả 3 phương án trên
Câu 6: Nữ muốn tham gia Nghĩa vụ quân sự trong thời bình cần có
A. Tuổi từ 18 – 40
B. Có chuyên môn kỷ thuật cần cho Quân đội
C. Tự nguyện đăng ký
D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Luật Nghĩa vụ quân sự bao gồm
A. 10 Chương, 72 điều
B. 11 Chương,72 điều
C. 11 Chương, 71 điều
D. 12 chương, 71 điều
c) Phục vụ tại ngũ trong thời bình
- Trong thời bình, lực lượng thường trực chỉ duy trì với quân số thích hợp và có chất lượng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chất lượng và sức chiến đấu cao để thường xuyên sẵn sàng chiến đấu.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau:
+ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
+ Thời hạn phục vụ tại ngũ là 24 tháng.
+ Bộ trưởng Bộ quốc phòng có quyền kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ của HSQ,BS nhưng không quá 6 tháng.
Được bảo đảm cung cấp  lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần, được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết, chăm sóc sức khỏe.
* Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ:
- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;

* Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.

- Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
d) Xử lý các vi phạm luật NVQS.
- Xử lý các vi phạm luật NVQS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật.
- Người nào vi phạm các quy định về đăng ký NVQS, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức quyền, quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của luật NVQS thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3) Trách nhiệm của học sinh:
a) Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức.
* Trách nhiệm của HS đang học ở các trường:
+ Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định.
+ Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.
+ Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS.

b. Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS.
- Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.
- Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS :
+ Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.
+ Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS.
+ Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

- Trách nhiệm của cơ quan
- Trách nhiệm của HS:
+ Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện.
+ Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi.
+ Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.
c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ:
d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ:
- Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.
- Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ:
+ Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.
+ Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.
+ Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo luật NVQS.
CỦNG CỐ
XỬ LÝ VI PHẠM LUẬT NVQS
Câu 1: Những đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?
A.Người khuyết tật;
B.Người mắc bệnh hiểm nghèo;
C.Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật;
D.Cả 3 phương án trên
Câu 2: Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp nào?
A.Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
B.Thôi phục vụ tại ngũ;
C.Thôi phục vụ trong Công an nhân dân;
D.Cả 3 phương án trên
Câu 3: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao nhiêu?
A.18 tháng
B.20 tháng
C.24 tháng
D.30 tháng
Câu 4: Độ tuổi gọi nhập ngũ theo luật NVQS là bao nhiêu?
A.Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi;
B.Công dân đủ 17 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi;
C.Công dân đủ 16 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 16 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi;
D.Công dân đủ 19 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 19 tuổi đến hết 26 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 28 tuổi.
Câu 5: Công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nào?
A.Lý lịch rõ ràng;
B.Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
C.Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
D.Có trình độ văn hóa phù hợp;
E.Cả 4 phương án trên
Câu 6: Trách nhiệm của học sinh đôi với Luật nghĩa vụ quân sự bao gồm
A. Học tập chính trị, quân sự,rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức
B. Chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
C. Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe
D. Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ
E. Cả 4 phương án trên
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
nguon VI OLET