Tiết 12
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

Đề : Con trâu ở làng quê Việt Nam

2
CÁC BƯỚC LÀM BÀI
Bước 1 : Tìm hiểu đề, tìm ý
Bước 2 : Lập dàn bài
Bước 3 : Viết bài ( nháp )
Bước 4 : Đọc và sửa chữa
1/ a/ Tìm hiểu đề :
- Kiểu bài : Văn thuyết minh
- Yêu cầu : Thuyết minh về con trâu ở
làng quê Việt Nam
b/ Tìm ý :
- Nguồn gốc, đặc điểm của trâu
- Lợi ích của trâu


2/Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học sau và cho biết em có thể sử dụng được những ý gì cho bài thuyết minh của mình sgk/28,29
5
Nguồn gốc, đặc điểm của trâu :
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. - Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có 2 loại : trâu trắng và trâu đen, mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
7
8
Lợi ích của trâu :
* Trong đời sống hàng ngày :
Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng cày, bừa, là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối
với người nông dân
Trâu là nguồn cung cấp thịt, da, sản
phẩm mỹ nghệ ...
10
11
12
Trong đời sống tinh thần :
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ : chăn trâu thổi sáo...
- Trâu có mặt trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
- Trâu có mặt trong tục ngữ, ca dao, tranh vẽ ...

14
15
16
17
18
3/ Lập dàn ý :
Mở bài : Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
Thân bài :
- Nguồn gốc, đặc điểm của trâu
Lợi ích của trâu
Kết bài : Con trâu trong tình cảm của người nông dân.

Mở bài 1 : Hình ảnh làng quê Việt Nam hiện lên trong tâm trí tôi không thể xa rời được bóng hình của những chú trâu. Những cánh đồng lúa chín vàng, cánh diều bay trong chiều gió lộng hay các bác nông dân cần mẫn sớm chiều, cùng với những chú trâu đã trở thành những kỷ niệm không thể phai mờ trong tuổi thơ của tôi.
Mở bài 2 : Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Thân bài : Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trên chỏm đầu : Sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục.
Trâu có 2 loại : trâu trắng và trâu đen, mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
Trâu cái trung bình nặng từ 350 - 400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành. Trâu đực nặng từ 400 - 500kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân. Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mãi miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người nông dân. Thịt trâu, da trâu cũng là một món ăn đặc sản rất nổi tiếng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm giày, đồ thủ công mỹ nghệ.
Trâu còn có một vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm ngày thơ ấu bên con trâu.
Ngoài ra, con trâu cũng có mặt trong lễ hội truyền thống Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là một trong mười lăm lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Đặc biệt, hình ảnh con trâu xuất hiện trong SEA Games 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cấy cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Chừng nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn ...

Hình ảnh con trâu còn xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao Việt Nam :
Kết bài : Ngày nay, KHKT phát triển, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện nhưng trên cánh đồng làng quê Việt Nam, trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Nó đã trở thành biểu tượng, là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt.
31
nguon VI OLET