SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG TH- THCS- THPT HOA SEN
BÀI 1
BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU NĂM 1975
Giáo viên: Bùi Ngọc Chinh
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Mục đích:(3)
- Về kiến thức: Trang bị cho học sinh lớp 12 những kiến thức cơ bản về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ sau năm 1975, thông qua tiết học này các em hiểu được cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam.
- Về kỹ năng: Giúp các em nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng và sự chỉ đạo, quản lý của Nhà Nước về bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cách mạng.
- Về tư tưởng: Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh Trung học Phổ thông đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Yêu cầu(3)
- Nêu được giá trị lịch sử và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
- Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác bảo vệ Tổ quốc.
- Có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý lắng nghe, ghi chép cẩn thận chính xác, tích cực phát biểu xây dựng bài.
NỘI DUNG TOÀN BÀI
I. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM.
II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC.
III. BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NỘI DUNG (tiết 1)
I. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM.
3. Nghệ thuật quân sự.
2. Giá trị lịch sử.
1. Sơ lược cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam.
Mở đầu
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội sau năm 1975 được tiến hành trong bối cảnh đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, khi nước ta đang tập trung để hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa thì các thế lực thù địch, bành trướng đã gây ra cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc, buộc nhân dân Việt Nam phải đứng lên tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Qua bài học này giúp học sinh hiểu rõ cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam; lòng tự hào dân tộc, quyết tâm bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Cho các em thấy được giá trị lịch sử và sức mạnh của Việt Nam qua cuộc đấu tranh biên giới.
- Nguyên nhân(5)
+ Một là, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari cho rằng: lịch sử vùng đất miền Tây Nam bộ VN là của Campuchia.
+ Hai là, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết, họ xoáy vào việc Việt Nam bỏ rơi Campuchia, không bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân Campuchia.
+ Ba là, họ cho rằng, vì Việt Nam lập căn cứ địa cách mạng trên đất Campuchia nên Mỹ và đồng minh đã oanh tạc vào vùng Đông Bắc Campuchia.
+ Bốn là, phát động chiến tranh xâm lược biên giới TNVN, lực lượng Pôn Pốt-Iêng Xari nhằm tạo cớ để thanh trừng nội bộ.
+ Năm là, họ được các thế lực phản động nước ngoài “hà hơi, tiếp sức”.

I. CHIẾN TRANH BVTQ Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM
1. Sơ lược cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây nam
- Diễn biến chính(2)
+ Ngày 3-5-1975 lực lượng Khơmeđỏ đổ bộ quân đánh chiếm đảo Phú Quốc, ngày 10-5-1975 chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu, trong những ngày tiếp theo chúng đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới Tây Nam của VN từ Hà Tiên đến Tây Ninh.
+ Ngày 23-12-1978, tập đoàn Pôn Pốt-Iêng Xari “huy động 10 trong số 19 sư đoàn bộ binh” tinh nhuệ, có xe tăng và pháo binh yểm trợ đang bố trí ở biên giới, mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới TN nước ta, với ý đồ đánh chiếm nhanh thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam.
- Kết quả:
Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt-Iêng Xari hoàn toàn bị đập tan. Toàn bộ quân xâm lược bị quét khỏi bờ cõi nước ta, hoà bình lập lại trên biên giới Tây - Nam Tổ quốc.

- Đối với Việt Nam, Campuchia(3)
+ Ngày 18-2-1979 hai nước Việt Nam - Campuchia cùng nhau kí kết Hiệp ước hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
+ Quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia với số lượng và thời gian cần thiết giúp nhân dân Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng.
+ Khi đất nước Campuchia thực sự hồi sinh, ngày 26 tháng 9 năm 1989 lực lượng quân đội Việt Nam hoàn toàn rút quân về nước.

I. CHIẾN TRANH BVTQ Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM
2. Giá trị lịch sử
- Đối với quốc tế(3)
+ Thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế, sự thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.
+ Chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã góp phần giữ vững hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
+ Đấu tranh vạch trần bản chất của chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc, chế độ độc tài và cảnh báo cho nhân loại cảnh giác trước nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phát xít mới.
- Được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau(3)
+ Một là, điều chỉnh, thay thế lực lượng, tổ chức phòng thủ, phòng ngự kết hợp vận động tiến công, phản kích, truy kích đẩy địch ra khỏi biên giới, bảo vệ nhân dân, mục tiêu, địa bàn. 
+ Hai là, phối hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động chiến dịch, chiến lược đánh địch trên các hướng.
+ Ba là, sử dụng lực lượng tập trung, vượt trội, phát huy sức mạnh hiệp đồng quân binh chủng, tổ chức phản công, tiến công đồng loạt, kết thúc chiến tranh.
I. CHIẾN TRANH BVTQ Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM
3. Nghệ thuật quân sự
Kết luận
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, quân và dân cả nước luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào và tự tôn dân tộc, đề cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết kiên trì vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi hình thức biện pháp đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới, vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

- Sơ lược cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam.

- Giá trị lịch sử.

- Nghệ thuật quân sự.
Xin cảm ơn
nguon VI OLET