NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
VỀ DỰ GIỜ HỌC MÔN GDCD 12

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: H luôn dừng xe mỗi khi gặp tín hiệu đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư. Trong trường hợp này, H đã
sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 2: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh C đã lên đường nhập ngũ và hiện đang đóng quân tại đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp này, anh C đã
A. tuân thủ pháp luật B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật D. áp dụng pháp luật.
Câu 3: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Nguyễn Văn A do anh A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ tại ngã tư. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 4: Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Trong trường hợp này, anh M đã
sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
BÀI 2:THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ( Tiết 2 )
Tình huống 1:
Bạn Dũng 16 tuổi cùng bố 45 tuổi, cả hai người đều điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50cm3, không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường ngược chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu hai bố con bạn Dũng dừng xe, xuất trình giấy tờ. Cả hai người đều không có giấy tờ xe.
a - Vi phạm pháp luật
* Hành vi lái xe của hai bố con bạn Dũng ở trên có bị coi vi phạm pháp luật không? Tại sao?
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Tình hu?ng 2 - D?a v�o tình hu?ng (SGK- tr.19), em h�y cho bi?t:
H�nh vi l�i xe m�y di v�o du?ng ngu?c chi?u c?a hai b? con b?n A cĩ vi ph?m ph�p lu?t khơng? T?i sao?
Tình huống 3: Anh A lái xe ô tô đi trên đường theo đúng quy định của giao thông đường bộ. Xe bất ngờ bị nổ lốp và va quệt làm cho người đi xe máy bên cạnh bị thương nhẹ ở chân.
Theo em, trong trường hợp trên, anh A có VPPL không? Tại sao?
* Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
Là hành vi trái pháp luật
Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
a. Vi phạm pháp luật
Qua các tình huống trên, em thấy VPPL có những dấu hiệu cơ bản nào?
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Hỏi
Vi phạm pháp luật là gì?
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi,
do người có năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a. Vi phạm pháp luật
b. Trách nhiệm pháp lí
Hãy chỉ ra nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng VPPL? Phải
làm gì để hạn chế các
hành vi VPPL trong
xã hội hiện nay?
* Nguyên nhân chủ yếu:
Do một số người không có hiểu biết đầy đủ về pháp luật.
Một số người vì lợi ích bản thân coi thường pháp luật, cố ý VPPL…
* Biện pháp:
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đến mọi người.
- Tăng cường áp dụng các chế tài buộc chủ thể VPPL phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi và hậu quả do mình gây ra.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
b. Trách nhiệm pháp lí
Qua tình huống1,2, em hãy cho biêt:
Hai bố con ở tình huống trên phải có nghĩa vụ gì để gánh chịu hậu quả từ hành vi vi phạm pháp luật của mình? để
Qua đoạn vi deo trên, em hãy cho biết, việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể VPPL nhằm mục đích gì?
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
- Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định, cũng như khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của họ gây nên.
- Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật…
b. Trách nhiệm pháp lí
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
*Câu chuyện pháp luật:
Sáng 21-1-2008, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ tẩm vụ án hình sự hành hạ người khác và gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
Thủ phạm vụ án là hai vợ chồng làm nghề bán phở: Chu Văn Đức ( sinh 1963) và Trịnh Thị Hạnh Phương (sinh 1962) trú tại số 2/108 Nguyễn Trãi, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội . Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, từ 1993 vợ chồng Đức – Phương nuôi một em nhỏ giúp việc tên là Nguyễn Thị Thông (tức Bình – em Bình sinh 1983). Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, em Bình không chỉ bị vắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đức – Phương đánh đập chửi bới và hành hạ rất dã man. Hành vi xâm phạm đến thân thể em Bình của vợ chồng Đức- Phương được thể hiện ở việc: dùng muôi nước phở hắt nước nóng vào người, dùng roi tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhon đâm vào ống chân trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn,….. Do không chịu được việc hành hạ, ngày 20/10/2007 em Bình đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của vợ chồng Đức – Phương với cơ quan công an. Trong khoảng 10 năm giúp việc cho vợ chồng Đức – Phương, em Bình chỉ được nuôi ăn, không được đị học và trả lương.
Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể em 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khỏe 34%. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt vợ chồng Đức – Phương về tội : “Hành hạ người khác” và “gây tổn hại sức khỏe cho người khác” theo khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Cụ thể Chu Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam, buộc hai bị cáo bồi thường thiệt hại về vật chất cho nạn nhân theo qui định của pháp luật.
* 1: Hành vi trái pháp luật
+ Hành động của vợ chồng Đức – Phương là hành vi bóc lột sức lao động của em Bình.
+ Hành động đánh đập chửi bới, hành hạ dã man, xâm phạm đến thân thể.
+Không cho em Bình đi học, không trả lương (hành vi không hành động)
* 2: Năng lực trách nhiệm pháp lí
+ Cả hai vợ chồng Đức – Phương đều quá tuổi quy định pháp luật hành chính và pháp luật hình sự (quy định đủ 16 tuổi)
+ Hai vợ chồng Đức – Phương phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
* 3: Người vi phạm pháp luật có lỗi.
+ Hành vi của vợ chồng Đức - Phương là vi phạm pháp luật (cố ý trực tiếp).
+ Cố ý xâm phạm thân thể của em Bình.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng (34%) về sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của em Bình trong 10 năm
*4: Trách nhiệm pháp lí.

+ Chu Văn Đức 36 tháng tù hưởng án treo.
+ Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam.
+ Đức – Phương phải bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần trong 10 năm cho em Bình
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Những hành vi nào sau đây bị coi là hành vi vi phạm pháp luật? Tại sao?
1. Năm nay A 10 tuổi, tuần trước cậu đã ăn trộm 500.000đ của một người hàng xóm và bị phát hiện.
2. Anh B 20 tuổi là bệnh nhân tâm thần, tháng trước anh B đã đánh ông A bị thương nặng phải đi cấp cứu ở bệnh viện.
3. H 19 tuổi có hành vi cướp giật túi sách của người đi đường.
4. D, M và K đều đang là HS lớp 12. Ba bạn chở nhau trên một chiếc xe máy và đều không đội mũ bảo hiểm.
5. N đang có ý định lấy trộm xe máy trong bãi gửi xe của nhà trường.
nguon VI OLET