Nhiệt liệt chào mừng quý thầy, cô về dự giờ lớp 11A5
Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước?
2. Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
Mở bài: Chúng ta đã biết nước vận chuyển trong thân lên lá được là do sự phối hợp của: lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian. Trong đó lực hút do sự thoát hơi nước qua lá là cơ bản. Vậy sự thoát hơi nước được thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
TIẾT 2: BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT(tt)
NỘI DUNG BÀI HỌC:
IV. Sự thoát hơi nước ở lá.
V. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước.
VI. Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng
IV. Sự thoát hơi nước ở lá.
Thế nào là sự thoát hơi nước?
Thoát hơi nước là sự mất nước từ bề mặt lá qua hệ thống khí khổng là chủ yếu, và 1 phần từ thân, cành.
1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước
Để tìm hiểu ý nghĩa của sự thoát hơi nước em hãy trả lời câu hỏi:
+ Lượng nước do rễ hút vào được cây sử dụng như thế nào?
+ Tại sao thoát hơi nước là "tai hoạ"?
+ Tại sao thoát hơi nước lại là "tất yếu"?
1000g nước hấp thụ
?
10g nước giữ lại
8 – 9 g nước không tham gia tạo chất khô
1 – 2 g nước tham gia tạo chất khô
 990 g nước còn lại sẽ đi đâu?
 Tại sao cây phải mất đi 1 lượng nước khá lớn như vậy?
1000g nước hấp thụ
990
10g nước giữ lại
8 – 9 g nước không tham gia tạo chất khô
1 – 2 g nước tham gia tạo chất khô
Bay hơi
+ Lượng nước cây hấp thụ vào được sử dụng rất ít, chủ yếu là thoát ra ngoài.
+ Thoát hơi nước là tai hoạ vì: lượng nước mất đi quá lớn. Cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi-> khó khăn vì điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.
+ Thoát hơi nước là tất yếu vì: cần phải thoát một lượng nước
Lớn như thế, vì có thoát được nước mới lấy được nước.
Thoát hơi nước đã tạo được lực hút mạnh từ phía trên để kéo cột nước lên các lá.
Sự thoát hơi nước có ý nghĩa như thế nào đối với cây?
IV - Thoát hơi nước ở lá:
1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước
 Quan sát đường đi của nước, CO2 và O2
1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước
 Tại sao mực nước trong ống rút xuống?
 Vì sao cây phải thoát hơi nước ?
 Kết luận: ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá.
- Tạo ra sức hút nước từ rễ lên lá một cách dễ dàng.
- Làm giảm nhiệt độ bề mặt của lá.
- Tạo điều kiện cho dòng khí Cacbonic đi từ không khí vào lá để thực hiện quá trình quang hợp.
Bổ sung kiến thức:
+ Lá cây hấp thụ 75% ánh sáng mặt trời, chỉ có 3% dùng cho quang hợp, còn lại biến thành nhiệt năng làm lá nóng lên nhanh.
+ 1 g nước thoát ra làm mất 1 lượng nhiệt là 2,3 KJ.
+ Thoát hơi nước làm cho các dung dịch chất hữu cơ do lá quang hợp cô đặc hơn.
2. Con đường thoát hơi nước ở lá:
 Sự thoát hơi nước ở lá được thực hiện nhờ con đường nào?
- Con đường qua khí khổng
- Con đường qua bề mặt lá – qua cu tin
Đặc điểm của mỗi con đường thoát hơi nước là gì?
a) Con đường qua khí khổng
- Vận tốc lớn.
- Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
b) Con đường qua bề mặt lá
- Qua cutin.
- Vận tốc nhỏ.
- Không được điều chỉnh.
+ Nước có được thoát ra ngoài ở phần thân và cành không?
+ Con đường thoát hơi nào là chủ yếu?
+ Nước có thể thoát một phần nhỏ ở thân và cành nhờ các vết sần (bì khổng).
+ Hai con đường thoát hơi nước này phụ thuộc vào loài cây, tuổi cây, đặc điểm giải phẫu...
+ Cây còn non lớp cutin mỏng nên cường độ thoát hơi nước ở hai con đường là như nhau.
+ Cây trưởng thành quá trình thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu.
Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng, vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình
thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh đóng mở khí khổng.
3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
- Con đường qua khí khổng
Khí khổng có cấu tạo phù hợp với chức
năng thoát hơi nước như thế nào?
 a) Cấu tạo khí khổng:
Khí khổng gồm:
- 2 tế bào đóng nằm kề nhau tạo thành lỗ khí.
- Trong tế bào đóng có hạt lục lạp, nhân ti thể.
- Mép trong của tế bào đóng sát lỗ khí dày hơn mép ngoài.
* Mở rộng: GV hỏi
+ Mép trong tế bào đóng dày hơn mép ngoài có tác dụng gì?
+ Em hãy liên tưởng đến 1 vật gì tương tự như 2 tế bào đóng?
+ Mép ngoài mỏng thì sức căng sẽ lớn hơn mép trong.
+ Có thể giống như quả bóng bay hình dạng dài.
3.Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
* Cơ chế đóng mở khí khổng:
 Hãy mô tả cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó?
* Cơ chế đóng mở khí khổng:
- Khí khổng mở khi tế bào đóng trương nước, mép ngoài dãn nhiều hơn mép trong, làm tăng độ cong của tế bào đóng  khí khổng mở → nước thoát ra ngoài nhiều
* Cơ chế đóng mở khí khổng:
- Khí khổng đóng khi tế bào đóng mất nước, thể tích tế bào giản, mất sức căng, mép trong tế bào duỗi thẳng  khí khổng đóng → nước thoát ra ngoài ít
Tại sao khí khổng lại đóng mở được?
một số gợi ý: + GV thông báo thí nghiệm nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại.
+ GV hỏi: Yếu tố nào gây nên việc đóng mở khí khổng? Cơ chế đóng mở khí khổng là gì?
+ Ánh sáng, ABA là nguyên nhân gây đóng mở khí khổng.
+ Tế bào khí khổng trương nước, khí khổng mở.
+ Tế bào mất nước, khí
khổng đóng.
Nguyên nhân nào làm tế bào đóng bị trương nước hoặc mất nước?
+ Ngoài ánh sáng lục lạp trong tế bào đóng tiến hành quang hợp  hàm lượng đường tăng  tăng áp suất thẩm thấu  tế bào hút nước.
+ Khi thiếu nước hàm lượng ABA trong tế bào tăng, các kênh ion mở, ion rút ra khỏi tế bào  làm giảm áp suất thẩm thấu.
bổ sung kiến thức: Khi giảm hàm lượng kali trong tế bào đóng làm cho khí khổng đóng lại. Khi cung cấp đủ kali khí khổng có thể mở ra.
- Liên hệ với việc cung cấp chất khoáng đầy đủ cho cây.
- GV nêu vấn đề: Những cây ở sa mạc ánh sáng gay gắt suốt ngày, nếu lỗ khí mở hơi nước sẽ thoát ra và cây sẽ nhanh chết, nhưng thực tế thì cây vẫn sống bình thường. Vậy điều gì đã xảy ra?
c) Điều chỉnh quá trình thoát hơi nước
- Quá trình thoát hơi nước được điều chỉnh bằng các phản ứng.
* Phản ứng mở quang chủ động: Là phản ứng mở khí khổng, chủ động lúc sáng sớm khi mặt trời mọc.
* Phản ứng đóng thủychủđộng: Là hiện tượng đóng khí khổng chủ động vào giờ trưa khi cường độ thoát hơi nước cao hoặc khi không lấy được nước.
* Phản ứng đóng và mở thuỷ bị động: Khi tế bào bão hoà nước (Sau khi mưa).
V- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước: (H/S nghiên cứu sgk)
 Tại sao nói độ ẩm có liên quan chặt chẽ đến quá trình trao đổi nước ?
 Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước ?
 Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá ?
 Tại sao ngay sau khi bón phân cây sẽ khó hấp thụ nước?

V. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước.
a) ánh sáng
- ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá nên làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
- ánh sáng là tác nhân gây mở quang chủ động.
- ánh sáng tán xạ làm cho cường độ thoát hơi nước tăng 30%.
b) Nhiệt độ
- Nhiệt độ đất ảnh hưởng
đến hoạt động hô hấp của
rễ, rễ hút nhiều nước.
- Nhiệt độ không khí ảnh
hưởng đến độ ẩm không khí  ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá.
c) Độ ẩm đất và không
khí: - Độ ẩm đất cao  sự hấp thụ nước càng tốt.
- Độ ẩm không khí càng
thấp sự thoát hơi nước càng mạnh.
d) Dinh dưỡng khoáng
- Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ rễ và áp suất thẩm thấu của
dung dịch đất, nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và chất khoáng của rễ.
- Sau khi bón phân cây khó hấp thụ nước.
- Sau khi các chất khoáng vào rễ thì cây hút nước một cách dễ dàng.
GV nhấn mạnh: Các yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nước của cây, đó cũng chính là mối liên quan giữa cơ thể và môi trường.
- HS thảo luận và đề xuất vấn đề: + Trồng cây trong nhà kính cần có chế độ chiếu sáng thích hợp.
+ Cần tưới nước một cách hợp lí để tăng độ ẩm cho đất.
+ Bón phân kết hợp với chế độ nước phù hợp
VI - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:
* Khái niệm:
- Cân bằng nước là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình
thoát nước.
* Trạng thái cân bằng nước:
- Cân bằng nước dương: Là sự mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến mức cây bão hoà nước.
- Cân bằng nước âm: Là sự thiếu hụt nước trong cây, làm cho cây thiếu nước và bị hạn.
VI - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:
1. Cân bằng nước:
- Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
+ Khi A = B : cây phát triển bình thường
+ Khi A > B : dư nước, cây phát triển bình thường
+ Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo
VI - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:
1. Cân bằng nước:
 Khi nào ta cần tưới nước cho cây, tưới bao nhiêu và tưới như thế nào?
2. Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
2. Tưới nước hợp lý cho cây trồng
Kết luận: Tưới nước hợp lý cho cây trồng bao gồm: - Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh lí về chế độ nước của cây trồng để xác định thời
điểm cần tưới nước.
- Lượng nuớc tưới phải căn cứ vào nhu cầu nước của từng loài cây, tính chất đất và điều kiện môi trường cụ thể.
- Cách tưới phụ thuộc vào các nhóm cây trồng, các loại đất.
2. Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
- Tưới nước hợp lí cho cây trồng là một biện pháp khoa học dựa trên các chỉ tiêu sinh lí về trao đổi nước của cây trồng để trả lời các câu hỏi: :

+ Khi nào tưới?
+ Tưới bao nhiêu?
+ Tưới bằng cách nào?
CỦNG CỐ
1. Cho biết mối liên quan giữa quá trình hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước?
CỦNG CỐ
2.Trong điều kiện nào sau đây thì sức căng trương nước (T) tăng:
A.Đưa cây vào trong tối
B. Đưa cây ra ngoài sáng
D. Tưới nước mặn cho cây
E. Bón phân cho cây
C. Tưới nước cho cây
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
2. Đọc bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
3.Trả lời các lệnh trong bài + câu 1, 2, 3, 4 ,5 phần câu hỏi và bài tập trang 21 sgk
1. Học theo phần ghi nhớ + sửa lại phần câu hỏi bài tập trang 16
nguon VI OLET