CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH
Câu trả lời: Sống giản dị là song phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Ví dụ: Bạn Hoa nhà rất giàu nhưng đến trường bạn vẫn ăn mặc gọn gang trang phục của học sinh.
* Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là sống giản dị? Cho ví dụ?
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?
a. Gia đình không có điều kiện về kinh tế mới sống giản dị.
b. Chân thành, thẳng thắng trong giao tiếp.
c. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng.
d. Sống giản dị là luôn luôn tiết kiệm trong chi tiêu.
Xem đoạn phim hoạt hình
Vì sao bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt cừu?
“Không có di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Trung thực chính là bông hoa đẹp nhất trong kho tàng phẩm đức của con người”. Sống không có lòng trung thực thì cũng sẽ chẳng thể có niềm tin tưởng từ người khác. Một lối sống trung thực luôn mang lại cho con người sự hài lòng về bản thân, tin tưởng nhiều hơn vào con người và những giá trị bền vững của cuộc sống này. Vậy trung thực là gì? Trung thực có biểu hiện nào? Ý nghĩa của trung thực như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Tiết 2 Bài 2: TRUNG THỰC
I.Truyện đọc
“SỰ CÔNG MINH, CHÍNH TRỰC
CỦA MỘT NHÂN TÀI”
I. TRUYỆN ĐỌC
“Sự công minh, chính trực của một nhân tài”
Câu hỏi: Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông?
Câu trả lời: Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.
Câu hỏi: Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
Câu trả lời: Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc.
Điều đó chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là trung thực?
1. Thế nào là trung thực?
- Trung thực: là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý.
- Ví dụ: Cường đi chơi mà không xin phép mẹ, về nhà em đã thành thật nhận lỗi với bố mẹ.
Bài tập nhanh: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào trung thực, hành vi nào không trung thực? Vì sao?
A. Trọng trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
B. Giờ kiểm tra, Nhung giả vờ đau bụng xin ra ngoài.
C. Tú xin tiền học để nộp theo quy định.
D. Ngủ dậy muộn, đi học trễ, Nam đã xin lỗi cô giáo.


Hành vi biểu hiện trung thực: C, D.
Hành vi biểu hiện không trung thực: A, B.
2. Biểu hiện:
Em hãy nêu những biểu hiện của trung thực?
2. Biểu hiện
- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối,
không quay cóp…
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu,
lừa dối…
- Ngay thẳng, thật thà, dung cảm nhận lỗi.
- Không nói dối bố mẹ, ông bà, mọi người.
- Không lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Video: Lòng trung thực
3. Ý nghĩa
Trung thực có ý nghãi như thế nào đối với con người?
3. Ý nghĩa
- Ý nghĩa:
+ Đức tính cần thiết quý báu
+ Nâng cao phẩm giá.
+ Được mọi người tin yêu kính trọng.
+ Xã hội lành mạnh
- Sống ngay thẳng, thật thà, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
- Em sẽ làm gì để rèn luyện tính trung thực?
Không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống; thẳng thắn, không che dấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn...
Lên?
Xuống?
Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?
Trả lời:
Việc làm của Bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật.
Hôm qua, Long mải đi chơi, quên chưa sưu tầm tranh, ảnh phục vụ cho bài học. Sáng nay đến lớp Long mới nhớ ra và rất lo lắng…
Tình huống

Câu hỏi:
1. Theo em bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?
2. Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? Vì sao?
 Em sẽ làm gì nếu:
a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra?
b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi?
c) Trong giờ kiểm tra bạn ngồi bên cạnh em không làm được bài và cầu cứu em?
 Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Nếu có bây giờ 
nghĩ lại em thấy thế nào? Em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống 
tương tự như vậy?
Hướng dẫn học ở nhà:
Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về trung thực.
Học thuộc nội dung bài học.
Hoàn thành các bài tập còn lại trong Sgk.
Chuẩn bị trước bài “Tự Trọng”.
Xin chào
và hẹn gặp lại!
nguon VI OLET