CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY
BÀI 2. TỰ CHỦ
KHỞI ĐỘNG
Câu ca dao sau khuyên chúng ta điều gì?
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Không hoang mang, dao động, trước những lời nói ý kiến tiêu cực từ bên ngoài mà phải giữ vững lập trường tin tưởng vào những quyết định đúng đắn của bản thân thể hiện là người biết tự chủ
Bài 2: TỰ CHỦ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phân tích truyện dọc
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Một người mẹ

Bà Tâm có một người con trai đã trưởng thành tên là là M. Anh là một người đi biển giỏi và là trụ cột trong gia đình. Khi bà Tâm nhận thấy con có những dấu hiệu không bình thường thì M đã nghiện ma tuý từ lâu, bị nhiễm HIV/ AIDS. Biết tin bà Tâm choáng váng, đau khổ đến mất ăn mất ngủ vì thương con. Mặc dù đau đớn, nhưng bà không khóc trước mặt con. Bà còn tích cực giúp đỡ những người có HIV/ ADIS khác và vận động gia đình những người này không xa lánh mà gần gũi, chăm sóc họ.
2. Chuyện của N
N là con út trong một gia đình khá giả, được bố mẹ rất cưng chiều. Lúc đầu N là một học sinh ngoan và học khá. Nhưng sau đó, N bị bạn bè xấu rủ rê theo chúng tập hút thuốc lá , uống bia, đua xe máy và chơi các trò nguy hiểm khác. N trốn học liên miên, vì vậy cuối năm lớp chín, N thi trượt tốt nghiệp. Đúng lúc đó, một người bạn rủ N đi hút cần sa. Đang lúc buồn chán, tuyệt vọng, N liền hút thử. Cứ như vậy một lần, rồi lần nữa, N đã bị nghiện. Để có tiền chích hút, N tham gia vào một nhóm trộm cắp và bị bắt trong lúc đi ăn trộm.
THẢO LUẬN PHÂN TÍCH
 
Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?

Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình?
- Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS
- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con
- Bà tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS
Vận động mọi người quan tâm, giúp đỡ họ.
Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và những người khác.

Theo các bạn, bà Tâm là người như thế nào?

THẢO LUẬN PHÂN TÍCH
 
Trước đây N là một học sinh có những ưu điểm gì?

Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
- N là học sinh ngoan và học khá.
- N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, đua xe máy, uống bia
- N trốn học, thi trượt tốt nghiệp.
- N bị nghiện, tham gia trộm cắp và bị bắt.
N không làm chủ được tình cảm và hành vi của mình, đã gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, xã hội.

Vì sao N lại có lại có một kết cục xấu như vậy?
Qua hai câu chuyện về bà Tâm và N, các bạn nhận xét gì về họ?
Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào ?

Tự chủ là gì?
Trước mọi sự việc, người có tính tự chủ thường tỏ ra bình tỉnh không nóng nảy, vội vàng;
- Khi gặp khó khăn không sợ hãi hoặc chán nản;
- Trong cư xử với mọi người thường tỏ ra ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự
Bà Tâm là một con người có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, giàu lòng nhân ái.Còn N không có đức tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
Bài 2: TỰ CHỦ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin biết điều chỉnh hành vi của mình.
Câu 1: Bạn bỗng dưng giận em, em sẽ xử sự như thế nào?
- Bình tĩnh, không nóng nảy, sau đó ôn tồn, mềm mỏng hỏi nguyên nhân, giải thích.
Câu 2: Ba mẹ đã từng thất hứa với em chưa? Em có thái độ và suy nghĩ như thế nào về việc làm đó?
- Em cần xem : Vì sao Ba, mẹ thất hứa? Ví dụ: ba hứa chiều chở đi mua sách nhưng công ty ba có việc họp đột xuất ba không
2. Biểu hiện
Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự chủ và những biểu hiện chưa tự chủ mà em biết?
*Biểu hiện của tự chủ
Biểu hiện của tự chủ được thể hiện ngay ở lời nói, việc làm và thái độ của mọi người trong cuộc sống.
1. Biểu hiện của tự chủ: Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực...
2. Biểu hiện chưa tự chủ: Nổi nóng, to tiếng, cãi vã, gây gổ, sợ hãi, chán nản bị lôi kéo, dụ dỗ, lợi dụng,có những hành vi tự phát như: văng tục, cư xử thô lỗ.
2. Biểu hiện:
- Thái độ:
+ Bình tĩnh, + Tự tin
- Hành động:
Đúng - biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh
- Suy nghĩ:
Chín chắn, đúng mực - làm chủ trong mọi tình huống.
- Những biểu hiện chưa tự chủ chúng ta cần phê bình nhắc nhở để mọi người rút kinh nghiệm cùng nhau tiến bộ.
? Vậy vì sao trong cuộc sống cần phải làm chủ bản thân?
* Vì sao phải tự chủ
- Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống, con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp.
- Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.
- Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
3. Ý nghĩa
* Ý nghĩa của tự chủ
- Tự chủ là một đức tính quý giá.
- Có tự chủ con người sống đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ của cuộc sống vươn lên làm chủ bản thân thành công trong mọi lĩnh vực.
4. Cách rèn luyện
? Vậy nếu thiếu tự chủ sẽ có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?
Câu hỏi: Khi có người rủ em hút thuốc, uống bia, trốn học em sẽ làm gì? Vì sao?
Kiên quyết từ chối, sau đó lựa lời khuyên nhủ bạn làm như vậy là vi phạm nội quy của trường, gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu bạn không từ bỏ, em sẽ báo với cha mẹ bạn, thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn
? Vậy để không mất tự chủ em cần làm gì?
Khôn lường. Bởi khi nóng giận ( mất tự chủ) thường mất khôn….
4. Cách rèn luyện:
-Tâp suy nghĩ kĩ trước khi hành động
- Sau mỗi việc cần xem xét lại thái độ lời nói, hành động của mình là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
1. Tự chủ là gì
- Tự chủ là làm chủ bản thân, người biết tự chủ là người biết làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình.


2. Biểu hiện
Tự chủ biểu hiện thông qua suy nghĩ, hành động (việc làm), lời nói, thái độ
Một số biểu hiện của tự chủ thường gặp:
- Luôn bình tĩnh, tự tin
- Không nóng vội, hấp tấp
- Không sợ hãi hoặc chán nản, ........
3. Ý nghĩa
- Là phẩm chất quý giá của mỗi người.
- Giúp con người sống đúng đắn cư xử có đạo đức, văn hoá.
- Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ, không bị nghiêng ngả trước những áp lực tiêu cực.
4. Rèn luyện tính tự chủ.
- Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
- Sau mỗi hành động, việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
LUYỆN TẬP:
BÀI TẬP 1:
2.Bài 3:
- Hằng đua đòi, không có tính tự chủ.
Khuyên Hằng:
+ Hỏi mẹ có tiền xin mua 1 bộ, không thì thôi.
+ Đi dạo phố cùng mẹ là hạnh phúc, là niềm vui; không được làm mẹ buồn lòng.
 Người con hiếu thảo, biết tự chủ, biết tiết kiệm, sống giản dị.
VẬN DỤNG
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận
DẶN DÒ:
- Học bài “Tự chủ” làm bài tập còn lại
- Xem bài: Bảo vệ hòa bình
nguon VI OLET