Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ,
KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

*Khái niệm: “Toàn cầu hóa”
- Là qúa trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới.
I/ XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
-Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Trong sự phát triển của thương mại thế giới có vai trò quan trọng của WTO.
1. Toàn cầu hóa kinh tế

a, Thương mại thế giới phát triển mạnh

Ngày 11.01.2007 Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của WTO

WTO: là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính đến ngày 29/7/2016, WTO có 164 thành viên. 

b, Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

Đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD(1990) lên 8895 tỉ USD (2004), gấp hơn 5 lần.
Dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
c, Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Nhiều ngân hàng của các nước trên thế giới được liên kết với nhau
- Các tổ chức tài chính quốc tế được hình thành như: IMF, WB có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền KT toàn cầu và trong đời sống KT - XH của các quốc gia.
Tính đến tháng 6/2021 tổng cộng có trên 52 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
d, Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
Trên thế giới hiện có khoảng 60.000 công ty đa quốc gia, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch buôn bán của thế giới, trong đó có khoảng 500 công ty đa quốc gia khổng lồ, chiếm ½ thị trường, từ 80- 90 % công nghệ cao, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng toàn cầu
- Phạm vi hoạt động rộng, trên nhiều quốc gia.
- Nắm nguồn của cải vật chất lớn.
- Chi phối nhiều ngành KT quan trọng.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
2. Hệ qủa của việc toàn cầu hoá kinh tế
a. Tích cực
VD: Thành tựu của công nghệ tin học và viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin, kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian, tạo điều kiện cho qúa trình toàn cầu hóa.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế
VD: nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng
- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước

b. Tiêu cực
VD:Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang lại nguồn vốn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được cơ hội và tránh được những hiểm họa. Tuy nhiên có nhiều quốc gia đang phát triển nợ nước ngoài ngày càng nhiều và không có khả năng trả nợ.
II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA
Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới
Cơ sở: những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết lại với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù
Nguyên nhân và cơ sở hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Mục tiêu chính của ASEAN : Đoàn kết và hợp tác
vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển
NAFTA
Năm thành lập: 1994
Dân số 435,7 triệu người (2005)
GDP: 13323,8 tỉ USD (2004)
North American Free Trade Agreement
EU
Năm thành lập: 1957
Số dân: 459,7
GDP: 12690,5 tỉ USD
Số nước thành viên: 27
European Union
ASEAN
Năm thành lập: 1967
Số dân: 555,3 triệu người
GDP: 799,9 tỉ USD
Association of south-east Asian Nations
APEC
Năm thành lập: 1989
Dân số: 2.648,0 triệu người
GDP: 23.008,1 tỉ USD
MERCOSUR
Năm thành lập: 1991
Dân số: 232,4 triệu người
GDP: 776,6 tỉ USD
Mercado Comum do Sur
- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư dịch vụ.
- Thúc đẩy qúa trình mở cửa thị trường từng nước->tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn->thúc đẩy qúa trình toàn cầu hóa.
* Tích cực:
2/ Hệ qủa của khu vực hóa
- Đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết:
+ Tự chủ về kinh tế.
+ Quyền lực quốc gia và tranh chấp quyền lợi
+ Khả năng cạnh tranh khu vực
* Tiêu cực:
Câu 1. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới chỉ về kinh tế.
B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế-xã hội thế giới.
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia  từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.

Câu 2. Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 3. Đâu không phải là hệ quả của toàn cầu hóa là
A. tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường sự hợp tác quốc tế.
C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
D. vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng giảm.

Câu 4. Đâu không phải là cơ sở hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
A. những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.
B. những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa-xã hội.
C. những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
D. những quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế.

Câu 5. Mục tiêu chủ yếu nhất khi các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là
A. Bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia.     
B. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ.
C. Đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.
D. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

nguon VI OLET