Chim cánh cụt học bài.
BÀI MỚI
Câu 5:
Viết một đoạn văn từ 5 – 7 dòng có sử dụng thành phần phụ chú. Giải thích ý nghĩa của các thành phần đó.
Đoạn văn tham khảo:
Trong bốn mùa trong năm, em yêu nhất là mùa xuân. Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm( bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba). Đó là mùa của cây cối đâm hoa kết trái. Trời se se lạnh và có mưa phùn. Trên bầu trời có những đám mây trắng xốp, bồng bềnh trôi. Những loài hoa đua nhau khoe sắc xem bông nào đẹp hơn. Em rất thích mùa xuân vì đến mùa xuân, em sẽ được đi chơi Tết và nhận lì xì.
Câu 6:
Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, giới thiệu truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long, trong đó có sử dụng thành phần phụ chú.
.
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông sở trường về truyện ngắn với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ. Tác phẩm gồm có các tập truyện: "Giữa trong xanh", "Ly Sơn mùa tỏi", "Sáng mai nào, xế chiều nào", ... Nguyễn Thành Long viết truyện "Lặng lẽ Sa Pa" vào mùa hè năm 1970, in trong tập truyện "Giữa trong xanh". Truyện "Lặng lẽ Sa Pa" kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m giữa núi rừng Lào Cai, qua đó, tác giả ca ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa trong xanh nhưng rất nhân hậu, sống sôi nổi, giàu chí hướng và hết lòng phục vụ đất nước.
Thành phần phụ chú: (1925 – 1991)
III - BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các ví dụ sau:
- Tình thương yêu, một tình thương yêu thực sự và nồng nàn lần dầu tiên phát sinh ra trong nó. ( Con chó Bấc – Giắc Lân-đơn )
- Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. ( Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Đ.Đi phô )
- Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… ( Lão Hạc – Nam Cao )
- Trang phục, không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội ( Trang phục – Băng Sơn )
- Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe.
- Còn người thì ai chả “ thèm” hở bác? ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long )
Khởi ngữ của các câu:
- Tình thương yêu
- Còn về diện mạo tôi
- Đối với những người ở quanh ta
- Trang phục
- Chuyện dưới xuôi
- Còn người
.
Bài tập 2: Thêm khởi ngữ vào chỗ ( ... ) trong câu cho hợp lí:
Thế gian biết có bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. (…), cách đó chỉ là lừa mình dối người, (… ) thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
Thế gian biết có bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. (Đối với việc học tập), cách đó chỉ là lừa mình dối người, (đối với việc làm người ) thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
.
Bài tập 3: Tìm những câu có khởi ngữ trong những câu sau:
a.Tôi thì tôi xin chịu
b. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi
c. Nam Bắc hai miền ta có nhau
d. Cá này rán thì ngon
e. Về trí thông minh thì nhất nó
f. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
g. Nó là một học sinh thông minh
Những câu có khởi ngữ:
a. Tôi thì tôi xin chịu
b. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi
e. Về trí thông minh thì nhất nó
.
Bài tập 4: Xác định khởi ngữ trong các trường hợp sau. Cho biết vì sao em xác định được?
a)Mộ anh trên đồi cao
Cành hoa này, em hái
Vòng hoa này, chị đơm
Cây bông hồng, em ươm
Em trồng vào trước cửa
( Thanh Hải- Mồ anh hoa nở)
a) Mộ anh trên đồi cao
Cành hoa này, em hái
Vòng hoa này, chị đơm
Cây bông hồng, em ươm
Em trồng vào trước cửa
( Thanh Hải- Mồ anh hoa nở)
Trong đoạn thơ của Thanh Hải, ta thấy các cụm từ… đều đứng trước CN, ngăn cách với CN bằng dấu phẩy, nêu lên đề tài được nói đến trong câu-> khởi ngữ.
b) Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi ( Ca dao)
c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. ( Nguyễn Khoa Điềm)
d) - Tôi đọc quyển sách này rồi
- Quyển sách này, tôi đọc rồi
. b) Trong bài ca dao, ta thấy đối tượng được nói đến là : khoai lang. Củ to, củ nhỏ là đề tài được nói đến. Câu : còn như củ nhỏ…, ta dễ dàng nhận thấy cụm từ “còn như củ nhỏ” đứng trước CN, ngăn cách với CN bằng dấu phẩy, trước nó là qht “còn”, nên nó là KN. Câu : củ to… về hình thức, ta thấy có từ thì phía sau nhưng câu này chỉ có VN, thiếu CN-> Câu rút gọn.
c) Mặt trời của bắp: đứng đầu câu, trước từ thì, trước chủ ngữ (được rút gọn)
d) Cụm từ “ quyển sách này” ở câu 1 là phụ ngữ sau bổ nghĩa cho ĐT “ đọc”, cụm từ “quyển sách này” ở câu 2 là KN vì nó đứng trước CN “tôi” và nêu lên đề tài của câu.
Bài tập 9: Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng diễn tả cảm xúc của em về Quê hương, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.
Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Ôi, quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc. Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua.

.
nguon VI OLET