CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI
BÀI HỌC LỊCH SỬ 7







Giáo viên: NGUYỄN THỊ LAN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
LONG KHÁNH – ĐỒNG NAI
Tuần 22
Tiết 43
Bài 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) (tiếp theo)
III.TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở trưởng học ở nhiều nơi.
- Mở nhiều khoa thi và cho phép người nào có học đều được đi thi.
- Trong thi cử cách lấy người rộng rãi, cách chọn người công bằng.
- Đa số dân đều được đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Để khuyến khích học tập, vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu.
Nhà Lê sơ quan tâm đến phát triển giáo dục như thế nào ?
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
Phật giáo
Nho giáo
Đạo giáo
Thời Lê sơ, đạo nào chiếm địa vị độc tôn?
Trọng người hiền tài, có học thức
Nhà Lê chú trọng xây dựng bộ máy nhà nước
- Nho giáo đề cao chử “Trung”, chữ “Hiếu”
Vì sao nhà Lê tôn sùng đạo Nho mà không tập trung phát triển đạo Phật như ở thời Lý và thời Trần?
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
Thời Lê sơ, nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho, chủ yếu có “Tứ thư” và “Ngũ kinh”
Vì sao những người làm nghề ca hát không được đi học và đi thi ?
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
BIA TIẾN SĨ Ở VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
Trên bia người ta ghi những gì?
Tên, tuổi, năm đỗ đạt, khóa thi
Thời Lê Sơ:26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời Vua Lê Thánh Tông có 12 khoa thi, lấy 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Việc dựng bia tiến sĩ nói lên điều gì?
Bạn có hiểu biết gì về 3 kì thi Hương ; Hội ; Đình?
Thi Hương là một khóa thi cử về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng ở các địa phương. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Kỳ thi Hương là kỳ thi sơ khởi nhất.

Thi Hội là một khóa thi cử về Nho học do bộ Lễ của triều đình phong kiến tổ chức 3 năm một lần tại các trường trung ương để tuyển chọn người có tài, học rộng.

Thi Đình là một khóa thi cử về Nho học cao cấp nhất do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ kỳ thi Hội thì mới được dự thi kỳ thi Đình.
- dựng lại quốc tử giám ở thăng long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. đa số dân đều được đi học trừ kẻ phạm tội và người lam nghề ca hát.
- Nội dung học tâp, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức 26 kì thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

1. Tình hình giáo dục và khoa cử
Nhận xét về tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ
Giáo dục ,thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn, tuyển chọn được nhiều nhân tài.
Nguyên nhân nào làm cho nền giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ phát triển như vậy?
Nguyên nhân
- Nhà nước đề cao vai trò cua giáo dục
- Nhà nước quan tâm và ban hành chính sách, luật phát nhằm phát triển giáo dục
- Trọng người tài, thường xuyên tuyển chọn nhân tài.
“Thái Tông, năm Thiệu bình thứ nhất (1434) định phép thi chọn kẻ sĩ. Chiếu nói rằng: muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu. Nước ta từ khi trải qua binh lửa nhân tài ít như lá mùa thu, tuấn sĩ thưa như sao buổi sớm. Nay định lại khoa thi, hẹn tới năm Thiệu Bình thứ năm (1438) thì thi Hương ở các đạo, đến năm thứ sáu thì thi Hội ở kinh đô Thăng Long. Từ đó về sau cứ 3 năm mở một khoa thi. Phép thi trường nhất thi một bài kinh nghĩa, tứ thư nghĩa-trường nhì thi chiếu, chế, biểu-trường ba thi thơ phú-trường bốn thi văn sách. Ai đỗ đều cho là tiến sĩ…..”
(Lịch triều hiến chương loại chí)
THI CỬ THỜI PHONG KIẾN
NGUYỄN TRỰC
(LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN)
TRẠNG LƯỜNG LƯƠNG THẾ VINH
Hãy kể tên một số vị trạng nguyên mà các bạn biết
Các bạn hãy nêu những tác phẩm tiêu biểu thời Lê sơ
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a.Văn học
VĂN HỌC CHỮ HÁN
VĂN HỌC CHỮ NÔM
=> Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò của nền văn học nước nhà.
Thời Lê Sơ, văn học chữ Nôm có vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a.Văn học
- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển. Văn học chữ Nôm được coi trọng
Tác phẩm tiêu biểu:
+ Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập; Bình ngô đại cáo;….
+ Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập; Hồng đức quốc âm thi tập;…
- Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khất của dân tộc.
Những tác phẩm văn học thời Lê sơ có nội dung như thế nào?
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a.Văn học

Thời Lê sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a.Văn học
b.Khoa học
VỀ SỬ HỌC
Thời Lê Sơ, sử học có rất nhiều tác phẩm. Điều đó có ý nghĩa gì?
Tác phẩm sử học nào thời Lê Sơ gồm 15 quyển?
Thể hiện sự quan tâm của nhà nước và các nhà sử học đối với lịch sử
VỀ ĐỊA LÝ
BẢN ĐỒ HỒNG ĐỨC
DƯ ĐỊA CHÍ – NGUYỄN TRÃI
Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong tập
“An Nam hình thăng đồ”
VỀ Y HỌC
DANH SĨ PHAN PHU TIÊN
Tác phẩm tiêu biểu:
+ Sử học: Đại việt sử kí; Đại việt sử kí toàn thư; Lam Sơn thực lục.
+ Địa lý học: Hồng Đức bản đồ; Dư địa chí; An Nam hình thăng đồ.
+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu
+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp
 Nhiều thành tựu, phong phú, đa dạng
Nhận xét về những thành tựu khoa học tiêu biểu đó?
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
b.Khoa học

Các bạn hãy nêu lên một số nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu của thời kì này
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a.Văn học
b.Khoa học
c.Nghệ thuật
MÚA XUÂN PHẢ THỜI LÊ SƠ
MÚA, HÁT TUỒNG
VỀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
RỒNG THỜI LÊ
Nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở công trình lăng tẩm, cung điện nào?
A. Lam Kinh (Thanh Hóa)

B. Núi Chí Linh (Thanh Hóa)

C. Lam Sơn (Thanh Hóa)

D. Linh Sơn ( Thanh Hóa)
Lam Kinh (Thanh Hóa)
Bia Vĩnh Lăng
- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện.
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
c.Nghệ thuật

Luyện tập/vận dụng
- Nhờ những nổ lực của nhân dân vượt qua những khó khăn sau chiến tranh
- Nhà nước Lê sơ quan tâm đến nhân dân, có nhiều chính sách nhằm cai trị đất nước đúng đắn
- Có sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng như: Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi,…
Vì sao quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được những thành tựu kể trên?
Hướng dẫn tự học
- Ghi bài đầy đủ.
- Học bài.
Chuẩn bị bài mới: Mục IV bài 20
+ Tìm thông tin về cuộc đời và sự nghiệp các danh nhân văn hóa thời Lê sơ.
+ Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các em ở bài học sau
nguon VI OLET