KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ (1885-1896)
THỰC HIỆN BỞI PHẠM THÀNH TRÍ
Hoàn cảnh lịch sử
Nguyên nhân, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm
Lực lượng lãnh đạo - tham gia
Diễn biến
Nội Dung
Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết xuống chiếu Cần Vương lần 1.
Ngày 20-9-1885 chiếu Cần Vương lần 2 được phát ra.
Năm 1885-1896 cuộc khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.
1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Vua Hàm Nghi

CHIẾU CẦN VƯƠNG

TÔN THẤT THUYẾT
2. LỰC LƯỢNG LÃNH ĐẠO, THAM GIA
- Phan Đình Phùng(1847-1895) quê ở làng Đông Thái, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1877 ông thi đỗ Đình Nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, nên đã bị cách chức đuổi về quê. Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, ông vẫn đến yết kiến và được giao trọng trách tổ chức kháng chiến.
* Lực lượng lãnh đạo là các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Linh hồn của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng.
Trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng là Cao Thắng.
Cao Thắng sinh năm 1864, quê ở Hàm Lại (Hương Sơn-Hà Tĩnh). Năm 20 tuổi ông từng tham gia khởi nghĩa của Đội Lựu, từng bị bắt giam tại nhà lao Hà Tĩnh. Thoát tù, ông tự nguyện đứng dưới cờ của Phan Đình Phùng khởi nghĩa.
Phan Đình Phùng và Cao Thắng
LỰC LƯỢNG THAM GIA
- Lực lượng chủ yếu là nông dân.
Ngoài ra còn có đồng bào dân tộc ít người.
3. DIỄN BIẾN
Giai đoạn 1:
từ 1885-1888:
là giai đoạn chuẩn bị,
xây dựng lực lượng
và cơ sở chiến đấu.
Giai đoạn 2:
từ 1889-1896 là thời
Kì chiến đấu quyết liệt
của nghĩa quân

Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định,mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 quân, đứng đầu là người có năng lực và uy tín.
Vũ khí của nghĩa quân, ngoài những thứ thông thường, họ còn có khoảng 500 trăm khẩu súng tự chế (kiểu súng Pháp năm 1874) và rất nhiều súng hỏa mai.

Phần lương thực và của cải chủ yếu là nhờ nhân dân đóng góp.
*TỔ CHỨC
*Phương thức tác chiến
Nghĩa quân Hương Khê dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở với hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích. Nghĩa quân luôn phân tán hoạt động, đánh quân Pháp bằng nhiều hình thức, như: công đồn, chặn đường tiếp tế, dùng cạm bẫy, và dụ đối phương ra ngoài đồn để diệt họ...

*Giai đoạn I (1885-1888): Nghĩa quân tập trung chuẩn bị và xây dựng lực lượng
Đầu năm 1887, Phó tướng Cao Thắng nhận trách nhiệm chỉ huy, Phan Đình Phùng ra bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếu.
Giai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núi.
Nghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp
Súng trường kiểu 1874
Các chi tiết của súng trường 1874
Những nghười lính trang bị súng đầu tiên
Các vũ khí thô sơ khác
*Giai đoạn II (1889-1896): Thời kí chiến đấu quyết liệt và hết mình của nghĩa quân
Lãnh đạo Phan Đình Phùng từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê lúc này đã có khoảng ngàn lính. Nhờ Cao Thắng chỉ huy mà lúc này đã có 500 khẩu súng tốt.
Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh
=> Làm cản trở quá trình thôn tính và đàn áp nhân dân ta của thực dân Pháp.
PHẦN NÀY EM SẼ NÓI CHỨ KO THIẾU NHE CÔ))
Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Khởi đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt.
Ảnh hiện trường được phục chế và có màu
Đó là trận thắng cuối cùng, vì gần ba ngàn quân do Nguyễn Thân cầm đầu ngày càng xiết chặt vòng vây trên núi Vụ Quang.
Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895, thọ 49 tuổi.
Đến năm 1896 những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa lần lượt rơi vào tay Pháp.
Khởi nghĩa kết thúc.
PHAN ĐÌNH PHÙNG
Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại ?
Mặc dù là tập kết nhiều nghĩa sĩ trên 4 vùng rộng lớn, thế nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê vẫn chưa liên kết và tập hợp được lực lượng với quy mô lớn trên toàn quốc.
Sự hạn chế vì khẩu hiệu chiến đấu, sự chênh lệch về vũ khí, đạn dược.
Tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch.
*Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc
Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Hãy trả lời gạch đầu dòng thứ 2 SGK/133
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

Địa bàn hoạt động và quy mô chiến đấu của nghĩa quân lớn, trải rộng ở bốn tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình
Thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương: 10 năm. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương thất bại.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê với sự tham gia đông đảo của nhân dân và các dân tộc thiểu số
Nghĩa quân hoạt động có sự tổ chức chặt chẽ và quy cũ kỉ luật, gồm 15 quân thứ đều do tướng lĩnh tài ba lãnh đạo.
Trong suốt quá trình hoạt động, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã lập được rất nhiều chiến công, khiến thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề
Nhận được sự ủng hộ của nhân dân, huy động được những tiềm năng to lớn từ nhân dân
Về mặt quân sự, đã sử dụng cùng kiểu trang phục, xây dựng công sự, vũ khí lợi hại
Phương thức chiến đấu phù hợp là đánh du kích và vận động chiến, biết tận dụng tối đã địa lý và địa hình khu vực. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã sử dụng linh hoạt tính chủ động, sáng tạo khi đánh trực diện cùng quân Pháp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI HƯƠNG KHÊ
nguon VI OLET