CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
Môn: Lịch Sử.Lớp: 11
GV: Nguyễn Thị Xuân Đào
Vua Hàm Nghi (1872-1943)
Tôn Thất Thuyết (1835-1913)
Bài 21:PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
BỐ CỤC BÀI HỌC
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ.
1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
2/ Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX
1/ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
2/ Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
3/ Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896).
4/ Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).


I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ.
1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
Nội dung 1
Hoàn cảnh bùng nổ cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến.
Nội dung 2
Diễn biến và kết cục của cuộc phản công.
1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
a/ Hoàn cảnh
1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
a/ Hoàn cảnh
- Pháp đã áp đặt nền thống trị lên đất nước ta.
- Một bộ phận quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước (phe chủ chiến) và đông đảo nhân vẫn kiên trì chống Pháp.
- Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến để dễ điều khiển phong kiến tay sai.
Phe chủ chiến ra tay trước.
1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
a/ Hoàn cảnh
b/ Diễn biến và kết cục
Đêm 4 sáng 5-7-1885 phái chủ chiến tấn công
Sáng ngày 5-7-1885 quân Pháp phản công  Phe chủ chiến thất bại.
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời Hoàng thành
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm nghi rời Hoàng Thành lên Tân Sở (Quảng Trị).
Chiếu Cần Vương
Xuống chiếu Cần Vương lần I
xuống chiếu Cần Vương lần II
- Ngày 13/7/1885 Tôn lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân chống Pháp.
Trích “Chiếu Cần Vương”
“Từ xưa, kế chống giặc không
ngoài 3 điều: đánh, giữ, hòa…
Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp
nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi,
không lúc nào không nghĩ đến việc
tự cường tự trị. Phái viênTây ngang
bức, hiện tình mỗi ngày một quá thêm.
Hôm trước chúng tăng thêm binh
thuyền đến, buộc theo những điều
mình không thể làm được;ta chiếu
lệ thường khoản tiếp chúng không
chịu nhận thứ gì.…Phàm những
người cùng được chia mối lo này
cũng đã dư biết.Biết thì phải tham
gia công việc….”
Vua Hàm Nghi
(1872-1943)
2/ Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
a. Giai đoạn 1885 - 1888.
– Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
– Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
– Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.
- Mức độ đấu tranh: Rầm rộ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa
– Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang Angiêri.
Trương Quang Ngọc dẫn đường cho Pháp bắt vua Hàm Nghi
b. Giai đoạn 1888 - 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
– Lực lượng: đông đảo nhân dân.
- Địa bàn: Thu hẹp (vùng rừng núi Bắc Trung Kì)
- Mức độ đấu tranh: Quy tụ thành các trung tâm lớn
- Kết quả: Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
Em hãy nhận xét tính chất và ý nghĩa của phong trào Cần vương?
- Ý nghĩa: chứng tỏ tinh thần yêu nước, năng lực chiến đấu của nhân dân
- Tính chất : là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp  mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ phong trào Cần vương?
- Sâu xa: Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp
- Trực tiếp: Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại.
Câu 2: Lực lượng nào đóng vai trò lãnh đạo phong trào Cần Vương?
Văn thân, sĩ phu yêu nước.
Câu 3: Chiếu cần vương có tác dụng như thế nào?
Như ngọn cờ hiệu triệu các lực lượng chống Pháp, thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, làm bùng nổ phong trào chống Pháp sôi nổi, quyết liệt.
Câu 4: Vì sao phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn?
Vì giai đoạn 1885-1888, phong trào đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Từ sau năm 1888, khi vua Hàm nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện phong trào không còn sự chỉ đạo của triều đình.
BÀI TẬP
Câu hỏi: Trong thế kỉ 20 cũng xuất hiện một văn kiện làm bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, em hãy tìm hiểu và cho biết:
- Đó là văn kiện nào? Do ai viết?
- Viết trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
- Nội dung cơ bản của văn kiện?
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Về tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa Cần vương tiêu biểu và phong trào tự vệ của nhân dân ta theo mẫu sau
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!
nguon VI OLET