BÀI GIẢNG

CHỦ ĐỀ 17-18-19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN,
CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI, SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
TÌNH HUỐNG ĐẦU BÀI
I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
1. DÒNG ĐIỆN

Kết luận:
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
2. NGUỒN ĐIỆN

I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN

I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
2. NGUỒN ĐIỆN
Kết luận:
Nguồn điện là một thiết bị có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
Các nguồn điện thường dùng
I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
2. NGUỒN ĐIỆN

Kết luận
- Mỗi nguồn điện thường có hai cực.
- Một số nguồn điện, hai cực được phân ra thành cực dương (kí hiệu bằng dấu +) và cực âm (kí hiệu bằng dấu (-).

I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
2. NGUỒN ĐIỆN

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Nối dây dẫn từ cực dương của nguồn đến bóng đèn.
Nối dây dẫn từ bóng đèn đến công tắc (mở).
Nối dây dẫn từ công tắc đến cực âm của nguồn.
Một số nguyên nhân đèn không sáng
I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
2. NGUỒN ĐIỆN


- Hệ thống gồm nguồn điện và các thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn, công tắc,… nối với nhau tạo thành một mạch điện.
I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
3. VẬN DỤNG



Khi ta không sử dụng các thiết bị này và cắm chúng vào ổ điện để sạc pin, pin trong thiết bị là dụng cụ tiêu thụ điện. Khi đó nguồn điện lúc này là ổ cắm điện.



I. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
3. VẬN DỤNG

II. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN




- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
II. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN



Bảng bên cho ta đặc điểm dẫn điện tốt hay kém của một số chất thường gặp
II. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN



HĐ1: Hãy quan sát hình 18.2 liệt kê các bộ phận của bóng đèn và phích cắm trong bảng dưới đây:
H18.2
II. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN




- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. VD: đồng, nhôm, sắt,…
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. VD: nhựa, thủy tinh, gỗ khô,…
Chất dẫn điện được dùng làm vật liệu để chế tạo các vật dẫn điện, các bộ phận dẫn điện trong các dụng cụ điện.
Chất cách điện được dùng làm vật liệu để chế tạo vỏ bọc ngoài, vỏ dây dẫn trong các dụng cụ điện.

II. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
2. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI



A) Electron tự do trong kim loại
HĐ2: Hãy tìm hiểu và trả lời
Kim loại có cấu tạo từ các nguyên tử.
Một số electron trong các nguyên tử kim loại có thể thoát khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các electron tự do. Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh những vị trí cố định.



Các electron trong kim loại thoát khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các electron tự do.

A) Electron tự do trong kim loại
Trong mô hình này, em hãy cho biết:

II. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
2. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
- Kí hiệu nào biểu diễn các electron tự do? Chúng mang điện tích gì?
Trả lời: Kí hiệu hình tròn màu xanh bên trong có dấu (-) biểu diễn các electron tự do.Chúng mang điện tích âm.
- Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử? Chúng mang điện tích gì? Vì sao?
Trả lời: Kí hiệu hình tròn khuyết màu đỏ bên trong có dấu (+) biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích dương. Vì nguyên tử ban đầu trung hòa về điện, nhưng khi mất bớt electron (-) thì nó thiếu điện tích âm và trở thành điện tích dương
II. CHẤT CÁCH ĐIỆN VÀ CHẤT DẪN ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
2. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI



B) Dòng điện trong kim loại

Kết luận:
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
Câu hỏi: Các electron tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút?
Trả lời: Electron tự do mang điện tích âm bị cực âm của pin đẩy, bị cực dương của pin hút.
III. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
1. Sơ đồ mạch điện
a) Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện

III. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
1. Sơ đồ mạch điện
b) Sơ đồ mạch điện
Câu hỏi: Sử dụng các ký hiệu vừa học, hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình dưới đây theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như trên H19.3
III. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
1. Sơ đồ mạch điện
b) Sơ đồ mạch điện
Câu hỏi: Từ sơ đồ vừa vẽ. Hãy vẽ những sơ đồ khác bằng cách đổi vị trí các ký hiệu?
III. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
1. Sơ đồ mạch điện
b) Sơ đồ mạch điện
Nhận xét:
Mạch điện có thể được mô bằng ………………… và từ ………………….. ta có thể lắp mạch điện tương ứng.
Kết luận:
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện trong đó các bộ phận của mạch điện được thể hiện bằng các kí hiệu.
sơ đồ mạch điện
sơ đồ mạch điện
III. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
2. Chiều dòng điện
Quy ước về chiều dòng điện

Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
11
III. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
2. Chiều dòng điện
Câu hỏi: Electron tự do trong dây dẫn kim loại dịch chuyển có hướng theo chiều từ cực nào đến cực nào của pin?
Trả lời: Electron tự do trong dây dẫn kim loại dịch chuyển có hướng theo chiều từ từ cực âm đến cực dương của pin?
Câu hỏi: Hãy so sánh chiều dòng điện trong dây dẫn với chiều dịch chuyển có hướng của electron tự do?
Trả lời: Chiều dòng điện trong dây dẫn ngược chiều dịch chuyển có hướng của electron tự do?
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Phần luyện tập: 1,2,3,4,5/trang 118
HĐ5,6,7/trang 123
1,2,3,4,5/trang 124
HĐ5/trang 129
1,2,3,4/trang 129, 130
(Sau đó các bạn gửi về gmail:
hoangyen96vo@gmail.com)
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG !!
nguon VI OLET