Bài 24
LINH KIỆN BÁN DẪN
Tổ 4
d) Điốt phát quang (đèn LED)
*Cấu tạo : Là một điốt được chế tạo từ những vật liệu bán dẫn thích hợp để khi có dòng điện thuận chạy qua thì phát ra ánh sáng tại lớp tiếp xúc p – n
*Nguyên nhân: Khi dòng điện thuận đi qua điot thì tại lớp chuyển tiếp xảy ra sự tái hợp e và lỗ trống nên năng lượng được giải phóng dưới dạng ánh sáng.
* Tính chất : Màu sắc ánh sáng phát ra phụ thuộc vào các bán dẫn dùng làm điốt và cách pha tạp chất vào bán dẫn đó .
* Ứng dụng: Bộ hiển thị, đèn báo, màn hình quảng cáo, nguồn sáng…
e) Pin nhiệt điện bán dẫn:
* Cấu tạo: Là một cặp nhiệt điện làm từ hai thanh bán dẫn khác loại ( n và p  ).
* Tính chất :
+ Hệ số αT lớn hơn gấp hàng trăm lần so với ở cặp nhiệt điện kim loại
+ Xuất hiện hiện tượng nhiệt điện ngược (hiệu ứng Pen- chie)
* Ứng dụng :
+ Pin nhiệt điện bán dẫn có suất điện động lớn hơn pin nhiệt điện kim loại rất nhiều
 nguồn điện.
+ chế tạo ra các thiết bị làm lạnh gọn nhẹ và hiệu quả cao trong y học , khoa học .
2. Tranzito (triot bán dẫn):

E C


B
* Cấu tạo: Là một dụng cụ bán dẫn có hai lớp chuyển tiếp p – n . Nó gồm ba phần có tính chất dẫn điện khác nhau
* Phân loại : Tranzito p – n – p và Tranzito n – p – n
*Lưu ý: Khu vực giữa có chiều dày rất nhỏ (cỡ m ) và mật độ hạt tải điện rất thấp nên điện trở suất rất lớn
*Ba cực của tranzito được gọi là cực phát E (hay Êmitơ), cực gốc B (hay bazơ) và cực góp C (hay colectơ).
Kí hiệu :
E C
B
MỘT SỐ LOẠI TRANZITO
* Hoạt động
Nguồn điện E1 làm cho lớp chuyển tiếp E-B được phân cực thuận
Nguồn điện E2 lớn hơn E1 từ 5 đến 10 lần, làm cho lớp chuyển tiếp B-C được phân cực ngược.
Tỉ số β = IC/IB
=>gọi là hệ số khuếch đại dòng điện
β thường có giá trị từ vài chục đến vài trăm
Nếu hiệu điện thế giữa cực E và B biến thiên một lượng ΔUEB thì hiệu điện thế giữa hai đầu R biến thiên một lượng
Δ Uc= Δ IC.R = β. Δ IB.R
lớn hơn Δ UEB nhiều lần
nguon VI OLET