QUAY
1
2
4
VÒNG QUAY
MAY MẮN
Bài tập 4: Sưu tầm một truyện cười trong đó có câu mang hàm ý. Hãy giải nghĩa hàm ý đó theo cách hiểu của em.
NHÀ VUA VÀ ĐÔI CHÂN ĐAU
Ngày xưa, có ông vua cai trị ở một đất nước phồn vinh nọ. Một ngày kia, vị vua đi ngao du sơn thủy. Khi quay trở lại hoàng cung, vị vua phàn nàn chân mình rất đau, bởi vì đây là lần đầu tiên vua phải trải qua một cuộc hành trình dài như thế và chặng đường ông đi lại rất gồ ghề, đá lởm chởm.
Sau đó, vị vua hạ lệnh:
“Cho bọc tất cả con đường trong đất nước lại bằng da. Điều này sẽ dẫn đến việc phải cần hàng ngàn bộ da bò và một số lượng khổng lồ tiền bạc.”
Bỗng có một hôm, người vợ của tên hầu nhà vua đã dũng cảm hỏi nhà vua:
“Tại sao ngài lại tốn một số lượng tiền không cần thiết như thế? Tại sao ngài không dùng một miếng da nhỏ để bọc lại chân của ngài?”.
Nhà vua ngạc nhiên, nhưng rồi ông cũng đồng ý làm một đôi giày.
QUAY VỀ
Chuyện cực ngắn trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu: Để có một cuộc sống, một nơi chốn hạnh phúc để sống, tốt hơn là bạn nên thay đổi chính mình, suy nghĩ của bạn, trái tim bạn – chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi “Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi“. Hãy thay đổi chính bạn, bạn sẽ thấy thế giới này đẹp hơn rất nhiều.


QUAY VỀ

Bài tập 5: Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a) Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
b) Lan bảo Huệ:
- Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sang mai đến trường chưa?
- Tớ báo cho Chi rồi. – Huệ đáp.

a) Từ câu in đậm có thể hiểu:
“ Đội bóng huyện chơi không hay.”
“Tôi không muốn bình luận về việc này.”
Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b) Hàm ý của câu in đậm là: “ Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.”
Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
 
QUAY VỀ
Bài tập 4
“ Một ông đồ ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắt chí cho là vợ khen lài văn chương của mình, ý văn dồi dào
Giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được.”
(Truyện cười)
Hàm ý trong cách nói của bà Đồ là: Tôi không tin tưởng vào tài văn chương của ông. Ông viết ra có thể chẳng được ai đọc, có thể bị xếp xó. Nên viết vào giấy khổ to để nếu có bị vứt đi thì còn dùng để gói hàng được, đỡ phí. Hàm ý của bà Đồ hoàn toàn trái với điều đắc chí của ông Đồ (ý văn dồi dào sợ giấy khổ nhỏ không đủ viết).
- Sở dĩ bà Đồ không nói thẳng ý mình ra là vì bà còn muốn giữ thể diện cho chồng và cũng không muốn phải chịu trách nhiệm về hàm ý đó.
QUAY VỀ
nguon VI OLET