Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?Trong không khí có rất nhiều bào tử vi sinh vật và cả các vi sinh vật. Sau khi ăn, các thức ăn thừa phần lớn đã bị nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn?
CHỦ ĐỀ 10: VI SINH VẬT
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
3.1.Yếu tố hóa học
3.1.1.Chất dinh dưỡng : những chất giúp VSV đồng hoá, tăng sinh khối hoặc thu sinh khối, cân bằng ASTT, hoạt hoá axit amin,…gồm:
- Chất hữu cơ : cacbohiđrat, prôtêin, lipit,…
- Chất vô cơ : Zn, Mn, Mo,…
-Nhân tố sinh trưởng : là chất hữu cơ như : axit amin, vitamin…hàm lượng ít và rất cần cho sự sinh trưởng nhưng VSV không thể tự tổng hợp từ chất vô cơ.
* VSV tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là VSV nguyên dưỡng.
* VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là VSV khuyết dưỡng.
Chất ức chế sự sinh trưởng :
  Những chất diệt khuẩn thường dùng trong gia đình, bệnh viện và trường học : thuốc tím, cồn, nước Javen,…
3.2. Yếu tố Vật lý
3.2.1.Nhiệt độ:
- Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
 - Dựa vào khả năng chịu nhiệt, VSV được chia thành 4 nhóm : VSV ưa lạnh, VSV ưa ấm, VSV ưa nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt.
 - Ứng dụng : 
+ Nhiệt độ cao : thanh trùng.
+ Nhiệt độ thấp : kìm hãm sự sinh trưởng của VSV.
3.2.2. Độ ẩm : 
 - Nước là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào các quá trình thủy phân.
Vi khuẩn cần độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, nấm sợi cần độ ẩm thấp.
 - Ứng dụng : sử dụng độ ẩm thích hợp để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm VSV, tránh thiệt hại do VSV gây ra.
3.2.3. pH :
  - Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa, hoạt tính enzim, hình thành ATP,…
Gồm : VSV ưa axit, VSV ưa kiềm, VSV ưa trung tính.
  - Ứng dụng: dùng pH thích hợp để khống chế sự sinh trưởng của VSV và tạo môi trường nuôi cấy thích hợp.
3.2.4. Ánh sáng :
- Có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố,…
 - Vi khuẩn quang dưỡng cần năng lượng ánh sáng để quang hợp.
 - Ứng dụng : dùng bức xạ AS để tiêu diệt hoặc ức chế VSV.
3.2.5. Áp suất thẩm thấu :
 - ASTT : sự chênh lệch nồng độ của 1 chất bên trong và ngoài màng.
  - Ảnh hưởng: gây co nguyên sinh làm VSV không phân chia được.
   - Ứng dụng: sử dụng môi trường có nồng độ thích hợp để khống chế sự sinh trưởng của VSV có hại.
* Một số biện pháp hạn chế sự nhờn thuốc:
-Tăng cường điều tra, giám sát AMR và tiến tới hình thành hệ thống giám sát quốc gia “Một sức khoẻ”: giám sát là chìa khóa của phòng chống kháng thuốc, phải giám sát từ lúc hình thành kế hoạch hành động quốc gia phòng chống kháng thuốc cho đến triển khai thực hiện và đánh giá
-Tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh ở người: để giảm tình trạng kê đơn không hợp lý, đặc biệt là tại các cơ sở chăm sóc ban đầu, nơi mà hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều được kê đơn
-Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng ở người (IPC): để giảm tỷ lệ nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khoẻ (HAI: healthcare-associated infection) (khoảng 30-40% nhiễm trùng có liên quan đến chăm sóc là do vi khuẩn kháng thuốc)
-Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng ở động vật và giảm sử dụng kháng sinh không hợp lý trong chăn nuôi: để giảm tỷ lệ nhiễm mầm bệnh kháng thuốc ở động vật
-Hạn chế để mầm bệnh kháng thuốc tiếp xúc với môi trường: để làm giảm sự lây lan mầm bệnh qua môi trường
-Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D) về kháng sinh mới, công cụ chẩn đoán mới và vắc-xin mới: để thay thế kháng sinh không còn hiệu quả do đã bị đề kháng, giảm sử dụng kháng sinh không cần thiết và ngăn ngừa nhiễm trùng
-Tăng cường nhận thức về AMR: để giảm sử dụng kháng sinh không phù hợp
4.Mộ số ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn
Sản xuất thực phẩm cho con người và thức ăn cho gia súc
Thực phẩm cho con người
Thức ăn cho gia súc
Sản xuất các chế phẩm sinh học
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
+ Cải thiện ngành công nghiệp thuộc da
5.Vai trò của vi sinh vật trong thực tiễn đời sống
Kích thích sinh trưởng
Sản xuất chất tạo màu
Vi sinh vật sản xuất Enzym
VSV đường ruột có khả năng kháng khuẩn
Phòng trừ sinh học
Chu trình tuần hoàn dinh dưỡng
Tham gia cải tạo môi trường
Tương tác giữa hệ VSV ở trên và dưới mặt đất
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A.Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
B.Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C.Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
D.Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng
Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A.Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
C.Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng
D.Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể
Câu 3: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A.Protein, vitamin
B.Axit amin, polisaccarit
C.Lipit, chất khoáng
D.Vitamin, axit amin
Câu 4: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để
A.Tiêu diệt các vi sinh vật
B.Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật
C.Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật
D.Cả A, B và C
Câu 5: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
Đóng một vở kịch để tuyên truyền cho về việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và nêu một số biện pháp để hạn chế sự nhàm thuốc (Thời gian: 1 tuần)
nguon VI OLET