Bài 26 - Thường thức mĩ thuật
Vài nét về mĩ thuật ý (ITALIA)
Thời kì phục hưng
- ý (Italia) là quê hương của nền văn hoá La Mã cổ đại.
Bài 26 - Thường thức mĩ thuật
Vài nét về mĩ thuật ý (ITALIA) Thời kì phục hưng
- Trước Phục hưng là thời kì Trung cổ. Dưới sự thống trị của nhà thờ Thiên Chúa giáo, cả Châu âu bị chìm đắm trong sự hà khắc, độc đoán hơn mười thế kỉ (V - XV). Mọi giá trị văn hóa, nhân văn bị cấm đoán (nhất là về mĩ thuật). Hình tượng con người ít được xuất hiện trong các tác phẩm, hình vẽ trong tranh bị khô cứng bởi những quy định ngặt nghèo của nhà thờ.
- Do vị trí địa lí thuận lợi, ý đã trở thành quốc gia phát triển. Giai cấp tư sản đang lên họ mang tư tưởng mới, họ muốn thoát khỏi sự kìm hãm của thời kì Trung cổ và muốn đề cao giá trị nhân văn chủ nghĩa, được thể hiện lòng yêu thương con người, đề cao giá trị vật chất và tinh thần
I/ Vài nét khái quát về Italia thời kì Phục hưng:
- Phục hưng với ý nghĩa là khôi phục và làm cho hưng thịnh hơn nền văn hóa cổ đại. Thoát khỏi sự thống trị của Thiên Chúa giáo , đề cao tinh thần nhân văn.
- Phục hưng là thời kì của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, phát triển mạnh nhất là mĩ thuật.
I/ Vài nét khái quát về Italia thời kì Phục hưng:
Thời kì Phục hưng với nhiều phát hiện. Trong mĩ thuật người ta biết đến luận xa gần, và tìm ra chất liệu mới cho hội họa (Sơn dầu). Điều này tạo cho hội họa Phục hưng phát triển rực rỡ.
- Tìm tòi cái đẹp con người qua xúc cảm tạo hình.
- Chú trọng tạo chất, tạo khối, tạo không gian 3 chiều ở kiến trúc
Mĩ thuật ý thời kì Phục hưng phát triển rất mạnh
Lí tưởng thẩm mĩ thời Phục hưng là về cuộc sống hạnh phúc con người cả vật chất lẫn tinh thần, con người vươn tới vẻ đẹp ngoại hình lẫn nội tâm, vẻ đẹp hoàn mĩ
Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển, xuất hiện nhiều họa sĩ thiên tài
* Mĩ thuật Phục hưng được chia ra làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn đầu(TK XIV)
- Tiền Phục hưng (TK XV)
Đỉnh cao của Phục hưng (TK XVI)
Giai đoạn đầu (Thế kỉ XIV)
Những bước đi đầu tiên theo xu hướng hiện thực.
Các nghệ sĩ dần bỏ nghệ thuật Trung cổ khô cứng, đi tìm yếu tố nhân văn: đề cao con người và nhận thức thẩm mĩ hiện thực.
- Nhưng vẫn có sự ảnh hưởng và những rơi rớt của văn hóa Trung cổ.
Người đặt nền móng cho mĩ thuật Phục hưng phải kể đến họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc: Giotto (1276 - 1377)
The Mourning of Christ
Các bức bích họa được vẽ theo sự tích trong Kinh Thánh
Phản bội Chúa
- Xuất hiện các trung tâm nghệ thuật lớn Florence và Venide
- Đề tài các họa sĩ thường khai thác là tôn giáo, với các nhân vật trong Kinh Thánh, các nhân vật huyền thoại, qua đó tạo nên khung cảnh hiện thực và con người thực lúc bấy giờ.
Madonne, 1470 - 1475
Tượng đồng David
Verrochio (1435-1488)
Allegory of Spring. Sandro Botticelli (1444 -1510)

- Giai đoạn phát triển đến đỉnh cao trong sáng tác và mẫu mực.
- Xuất hiện trung tâm nghệ thuật lớn nhất đó là Rome (thủ đô nước ý), nơi đã đóng góp cho nhân loại những tài năng nghệ thuật và uyên bác, như: Leonardo da Vinci (1452 - 1519), Raphaello (1483 - 1520), Michel Angelo (1475 - 1564), Giorgione (1476 - 1510) , Titien (1477 -1576), Tintoretto (1528 -1594).
- Giai đoạn chấm dứt những rơi rớt của nghệ thuật Trung cổ, đánh dấu sự nảy nở của những tác phẩm mang giàu chất nhân văn.
Chân dung MonaLisa
(Leonardo da vinci)
Bữa tiệc cuối cùng
(Leonardo da vinci)
Đức Mẹ Sixtine
(Raphaello)
Flora - 1515
(Titien)
- Đề tài sáng tác là tôn giáo và thần thoại để tái tạo cuộc sống con người đương thời.
- Con người được diễn tả tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, chân thực, ánh sáng trong tranh mới chỉ dừng lại không phải ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt tranh bắt đầu có được chiều sâu và không gian bởi sự phát hiện luật xa gần (viễn cận).
- Tính chất của các tác phẩm Phục hưng là đề cao giá trị nhân văn. hầu hết các tác phẩm Phục hưng đều mang đậm giá trị này.
- Xuất hiện nhiều họa sĩ thiên tài. Xu hướng nghệ thuật của họ theo xu hướng hiện thực và nghệ thuật đạt tới đỉnh cao của sự trong sáng, mẫu mực.
nguon VI OLET