Lê Thị Mỹ Linh -3N
Thuyết trình về một cảnh đẹp
(23.11.2020)
CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN HỌC SINH
Th?ng c?nh ch�a Huong
Lê Thị Mỹ Linh- 3N
Trường: Tiểu học Dịch Vọng A
Ngày
1. Vị trí địa lý
Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.
Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng.
Động Hương Tích
Ngày
2. Một số thắng cảnh của chùa Hương
2.1, Suối Yến
Bến Đục
Dài khoảng 4 km, đưa du khách từ bến Đục đến Hương Sơn
Trên chuyến đò trên dòng suối Yến, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hai bên, những hàng cây gạo nở khoe sắc, những bông súng sặc sỡ…..
Con suối này chảy ra từ sông Đáy còn mang tên Yến Vĩ, vì có hình dáng tựa như chiếc đuôi xòe rộng của một con chim yến.
Suối Yến từ trên cao
Ngày
Ngày
2. Một số thắng cảnh của chùa Hương
2.2, Đền Trình và núi Ngũ Nhạc
Đền Trình chùa Hương hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên bìa phải của dòng Suối Yến cách bến đò khoảng 500m, Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc.
Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Rồng xanh nằm phục gác cổng trời Nam gồm năm ngọn núi kế tiếp nhau, có cây to bóng mát, có chim thú tụ về
2. Một số thắng cảnh của chùa Hương
2.3, Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù còn có tên gọi là chùa Trò, chùa Ngoài.
Chùa Thiên Trù đã được xây dựng từ lâu, tu bổ thường xuyên và ngày nay có khuôn viên rộng lớn và nhiều di tích hợp lại tạo ra một không gian kiến trúc hoành tráng. Đây cũng là nơi an cư và tu thiền của các nhà tu hành. Khách thập phương đi trẩy hội vào tới đây thường nghỉ chân ăn uống để dưỡng sức đi lên động chính Hương Tích.
2. Một số thắng cảnh của chùa Hương
2.4, Động Hương Tích
Hòn thạch nhũ có tên là Đụn Gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong miệng rồng.
Động còn có "đường lên trời" và "lối xuống âm phủ". Đường lên trời là một sườn đá dốc càng leo cang cao, lối xuống âm phủ là một cái khe đưa xuống hang sâu dưới đất.
Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam.
Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc…
2. Một số thắng cảnh của chùa Hương
2.5, Một số địa danh khác trong quần thể Hương Sơn
*Núi Mâm Xôi:
một ngọn núi nhỏ cao khoảng 20 mét, nhô ra gần bên dòng nước, trên đỉnh có tảng đá to hình như một mâm xôi lớn ai đặt lên đó để cúng tế Trời Phật, vì vậy mà núi có tên là núi Mâm xôi.

*Chùa Tiên Sơn:
 Chùa Tiên Sơn có chánh điện tựa lưng bên sườn núi, với một khoảng sân phía trước rất thoáng mát, nơi đây có thể trông bao quát một vùng rừng núi xanh thẳm. Nơi đây có tượng Phật cao gần nửa mét bằng thạch nhũ trắng trong, nhìn thấu suốt từ truớc ra sau tượng, do đá lấy từ trong động này tạc thành.

Chùa Thanh Sơn- Động Hương Đài
Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luộn chảy ra suối Yến, cạnh là một động sâu vào lòng núi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ở động này có nhiều hiện vật thời tiền sử có niên đại trên một vạn năm. Trong động có rất nhiều nhũ đá đẹp.
Núi Mâm Xôi
Chùa Tiên Sơn
Chùa Thanh Sơn- Động Hương Đài
C?m on c� vă câc b?n dê l?ng nghe!!!
nguon VI OLET