Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Trang bìa
Trang bìa:
TIẾT 28: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG I. KHÁI NIỆM
* Lịch sử công nghệ cấy truyền phôi bò ở việt nam:
* Lịch sử công nghệ cấy truyền phôi bò ở Việt Nam - 1986: Con bê đầu tiên ở nước ta ra đời từ cấy truyền phôi. - 1989: Cấy 50 phôi đông lạnh (giúp đỡ của 2 chuyên gia Cuba) - 1994: Bò sinh đôi trong đó 1 bê do trứng rụng tự nhiên và 1 bê do cấy truyền phôi. - 1996,1997: 150 phôi đông lạnh cấy trên bò miền Nam và Hà Nội. Những bê sinh ra sinh trưởng, phát triển, sinh sản bình thường, cho sữa vượt toàn đàn 20-30%. - 1978: Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã có một bộ phận bắt đầu nghiên cứu cấy truyền phôi ở thỏ. - 1980: Nghiên cứu cấy truyền phôi bò - 1989: Viện Chăn nuôi Bộ môn cấy truyền phôi được thành lập. - 1992 : Công nghệ cấy truyền phôi được giảng dạy và cho sinh viên - cao học và nghiên cứu sinh ... - 1997: Khoá học đầu tiên về công nghệ cấy truyền phôi được tổ chức. * Quan sát sơ đồ sau và cho nhận xét?:
* Công nghệ cấy truyền phôi là gì?:
* Công nghệ cấy truyền phôi là gì? I. KHÁI NIỆM Công nghệ cấy truyền phôi là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể vật nuôi cho phôi sang cơ thể vật nuôi nhận phôi, phôi phát triển thành vật nuôi mới II. CƠ SỞ KHOA HỌC
* Cơ sở khoa học:
II. CƠ SỞ KHOA HỌC Phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nếu được chuyển sang một cơ thể khác có trạng thái sinh lí phù hợp thì nó vẫn sống và phát triển bình thường. Sự phù hợp này gọi là sự đồng pha Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmôn sinh dục điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc hoocmôn nhân tạo để điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi ( Gây động dục đồng pha hoặc gây rụng trứng hàng loạt) III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CẤY TRUYỀN PHÔI BÒ
1. Quan sát hình vẽ sau. Từ đó nêu quy trình cấy truyền phôi ở bò?:
Quan sát hình vẽ sau. Từ đó nêu quy trình cấy truyền phôi ở bò? * Câu hỏi thảo luận:
- Bò cho phôi và bò nhận phôi có hiện tượng động dục đồng pha và khỏe mạnh. - Phương tiện nuôi, cấy truyền phôi phải hiện đại, kỷ thuật thụ tinh cao - Vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng. - Vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao * Câu hỏi thảo luận:
Dựa vào chu kỳ động dục của vật nuôi dùng hoocmon sinh dục tiêm cho các vật nuôi cho và nhận phôi (hoóc môn sinh dục như prostaglandin, progesterone) Dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo Dùng phương pháp súc rửa ống dẫn trứng để thụ phôi trước khi làm tổ 2. Các bước trong quy trình cấy truyền phôi:
III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CẤY TRUYỀN PHÔI BÒ 2. Các bước trong quy trình cấy truyền phôi - B1: Chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi: vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt và sức khỏe tốt - B2: Gây động dục đồng pha ở vật nuôi cho phôi và nhận phôi: Dùng các chế phẩm sinh học chứa hoocmon hay hoocmon nhân tạo để điều khiển sự sinh sản của vật nuôi - B3: Phối giống cho vật nuôi cho phôi bằng thụ tinh nhân tạo - B4: Thu hoạch các phôi ở vật nuôi cho phôi: Dùng phương pháp súc rửa ống dẫn trứng để thu phôi trước khi làm tổ - B5: Cấy các phôi đã cấy vào tử cung vật nuôi nhận phôi có cùng thời kỳ động dục với nguyên tắc “lấy ở vị trí nào thì đưa vào đúng vị trí ấy” - B6: Nuôi, chăm sóc vật nuôi cho phôi trở lại kỳ động dục mới. Chăm sóc các vật nuôi nhận phôi mang thai để thai phát triển tốt - B7: Nuôi dưỡng đàn con để bổ sung vào đàn giống * Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi bò?:
Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt Giảm chi phí trong chăn nuôi: như con giống, chuồng trại, nhân lực… Hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của bê con… IV. DẶN DÒ
1. Hướng dẫn học bài :
Học hiểu phần ghi trọng tâm của bài Làm đủ các bài tập ở SBT Đọc thêm phần có thể Chuẩn bị bài mới: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi 2. Kết bài:
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THAM DỰ TIẾT HỌC
nguon VI OLET