Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Trang bìa
Trang bìa:
TIẾT 29: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
1. Khái niệm:
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI 1. Khái niệm Vật nuôi muốn tồn tại, lớn lên, làm việc và tạo ra các loại sản phẩm thì cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Tùy vào những đặc điểm khác nhau của các yếu tố bên trong và những giai đoạn phát triển mà ta phải cung cấp cho chúng những loại chất dinh dưỡng với số lượng và thành phần khác nhau, điều này được gọi là nhu cầu dinh dưỡng. 2. Các nhu cầu cơ bản của vật nuôi về dinh dưỡng:
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI 2. Các nhu cầu cơ bản của vật nuôi về dinh dưỡng - Nhu cầu duy trì: lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi có thể: Tồn tại, duy trì thân nhiệt và thực hiện các hoạt động sinh lí trong trạng thái không tăng không giảm khối lượng, không cho sản phẩm - Nhu cầu sản xuất: Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm: cho sữa, sức kéo, nuôi thai, sản xuất trứng, thịt, lông, da… * Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?:
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi phụ thuộc vào: - Các loài: loài ngựa có nhu cầu dinh dưỡng duy trì khác loài bò (tính cùng trọng lượng) - Giống: Giống ngoại nhập (giống lai) có nhu cầu dinh dưỡng duy trì cao hơn giống địa phương; - Lứa tuổi: Vật nuôi già có nhu cầu dinh dưỡng duy trì thấp hơn vật nuôi non; - Tính biệt: con cái có nhu cầu dinh dưỡng duy trì thấp hơn con đực - Giai đoạn phát triển của cơ thể: con vật nuôi đang tăng trưởng có nhu cầu dinh dưỡng duy trì cao hơn con vật trưởng thành. * Sơ đồ khái quát về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi:
* Sơ đồ khái quát về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi * Nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ thì mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm:
Nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ thì mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm II. TIÊU CHUẨN ĂN CỦA VẬT NUÔI
1. Khái niệm về tiêu chuẩn ăn:
II. TIÊU CHUẨN ĂN CỦA VẬT NUÔI 1. Khái niệm về tiêu chuẩn ăn - Tiêu chuẩn ăn là những qui định về mức ăn cần cung cấp cho 1 vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó. - Tiêu chuẩn ăn được biểu thị bằng chỉ số dinh dưỡng. - Mỗi loài vật nuôi có một tiêu chuẩn ăn khác nhau vì lí do này mà người ta phải làm thí nghiệm với từng loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí và khả năng sản xuất của chúng. - Khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cần phải dựa vào các đặc điểm như: loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí, khả năng sản xuất… 2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn:
II. TIÊU CHUẨN ĂN CỦA VẬT NUÔI 2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn a) Năng lượng:
Trong các chất glucide, lipide, protein thì lipide là giàu năng lượng nhất. Tuy nhiên, tinh bột là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi. * Vì sao lipide giàu năng lượng nhưng tinh bột (glucide) lại là chất cung cấp năng lượng chủ yếu.:
- Vì lipide bền, khó phân giải hơn glucide do có nhiều nối đôi trong cấu trúc phân tử. Đồng thời, khi phân giải đã cung cấp năng lượng sinh ra nhiều gốc acide hữu cơ gây độc cho cơ thể động vật. - Ngược lại, glucide tuy năng lượng thấp hơn nhưng có cấu trúc dễ phân hũy bằng các men (enzyme) và giải phóng ra các phân tử giản đơn dễ hấp thu vào cơ thể. b) Protein:
Là các thức ăn: thịt, cá, trứng, … mà khi vật nuôi ăn vào, một phần thải ra theo đường phân và nước tiểu, phần còn lại dùng để tổng hợp các chất sinh học, mô và tạo sản phẩm, phần còn lại dùng để tổng hợp các chất sinh học, mô và tạo sản phẩm . * Một số loại thức ăn chứa protein:
Nhu cầu protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gam protein tiêu hóa/1kg thức ăn. c) Khoáng:
* Bổ sung kiến thức :
Chất khoáng là nhu cầu cần thiết để phát triển xương, răng, mô và cũng cần cho quá trình tạo nên enzym, hormon và những chất cần thiết khác cho quá trình trao đổi bình thường của cơ thể. A. Khoáng đa lượng: - Canxi (Ca) cần cho việc kiến tạo xương và răng, nhất là gia súc đang sinh trưởng; cần cho quá trình tạo sữa ở những gia súc đang cho sữa. - Photpho (P): Cũng là nhu cầu cần cho mô và xương, thiếu P sẽ làm cho sinh trưởng và phát triển kém, giảm ăn... - Natri (Na) và Clo (Cl): Có thể cung cấp thường xuyên bằng loại đá liếm hoặc ống muối treo trong chuồng nuôi, đồng thời làm tăng tính ngon miệng. - Magiê (Mg) : Là nhu cầu đối với hoạt động riêng biệt của hệ thống thần kinh, enzym. Thiếu Mg làm dê biếng ăn, dễ bị kích thích và sự hóa vôi mô mềm. B. Khoáng vi lượng: - Sắt (Fe) : cần thiết cho quá trình hình thành Hemoglobin và các enzym trong quá trình oxy hóa. - Kẽm (Zn) : cần thiết cho việc sản xuất của hơn 200 enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất. Thiếu kẽm gia súc hạn chế sinh trưởng, giảm sinh tinh ở con đực, giảm khả năng thu nhận thức ăn... - Mangan (Mn) : cần thiết cho hoạt động của enzym. Nếu thiếu gia súc sẽ giảm khả năng sinh sản, đi lại miễn cưỡng, biến dạng da chân. e) Vitamine (tính bằng UI):
- Có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. - Có 2 loại vitamin đáng quan tâm: III. KHẨU PHẦN ĂN CỦA VẬT NUÔI
1. Khái niệm:
III. KHẨU PHẦN ĂN CỦA VẬT NUÔI 1. Khái niệm Khẩu phần ăn của vật nuôi là tiêu chuẩn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng (hoặc tỉ lệ) nhất định. - Lợn thịt, giai đoạn nuôi từ 60- 90 Kg - Tăng trọng 600g/ngày - Năng lượng: 7000kcal - Protein: 224g - Ca: 16g - P: 13g - NaCl: 40g - Gạo: 1,7kg - Khô lạc: 0,3kg - Rau xanh: 2,8kg - Bột vỏ sò:54g - NaCl: 40g 2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần:
III. KHẨU PHẦN ĂN CỦA VẬT NUÔI 2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần IV. BÀI TẬP CỦNG CỐ
1. Câu hỏi số 1:
IV. BÀI TẬP CỦNG CỐ 1. Câu hỏi số 1 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi gồm có:
A. Nhu cầu tạo sữa
B. Nhu cầu sản xuất
C. Nhu cầu đẻ trứng
D. Nhu cầu tăng trọng
2. Câu hỏi số 2:
2. Câu hỏi số 2 IV. BÀI TẬP CỦNG CỐ Thức ăn nào chứa nhiều năng lượng :
A. Cám, gạo
B. Rơm, cỏ khô
C. Rau muống
D. Bã mía
3. Câu hỏi số 3:
3. Câu hỏi số 3 IV. BÀI TẬP CỦNG CỐ Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng
A. Protein, axit amin
B. Thức ăn tinh, thô
C. Loại thức ăn
D. Chỉ số dinh dưỡng
4. Câu hỏi số 4:
4. Câu hỏi số 4 IV. BÀI TẬP CỦNG CỐ Xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Loài, giống
B. Lứa tuổi, tính biệt
C. Đặc điểm sinh lý
D. Tất cả phương án trên
V. DẶN DÒ
1. Hướng dẫn học bài :
Học hiểu phần ghi trọng tâm của bài Làm đủ các bài tập ở SBT Đọc thêm phần có thể Đọc trước và chuẩn bị nội dung trả lời các câu hỏi trong bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi 2. Kết bài:
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THAM DỰ TIẾT HỌC
nguon VI OLET